Hai nhà du hành vũ trụ Nga đi bộ ngoài không gian hơn 7 tiếng đồng hồ

Ngày 2/6, hai phi hành gia người Nga đã mạo hiểm ra ngoài Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) hơn bảy tiếng đồng hồ để chuẩn bị lắp đặt một module mới của Nga.

Đây là chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của cả hai phi hành gia Oleg Novitsky và Pyotr Dubrov, những người vừa lên trạm vũ trụ vào tháng 4. Chuyến đi kéo dài 7 giờ 19 phút, được NASA phát trực tiếp.


Phi hành gia người Nga Oleg Novitsky (bên trái) và Pyotr Dubrov thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên vào ngày 2-6. (Ảnh cắt từ video của Roscosmos).

Cả hai tập trung vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho việc tháo dỡ và xử lý khoang Pirs khỏi trạm vũ trụ, khoang này sẽ được thay thế vào tháng tới bằng module phòng thí nghiệm đa năng Nauka mới.

Họ ngắt kết nối ăng-ten và các thiết bị khác khỏi khoang Pirs và cất chúng ở bên ngoài trạm để sử dụng trong tương lai nhằm chuẩn bị cho việc xử lý module.

Novitsky và Dubrov cũng đã thay thế một bộ điều chỉnh lưu lượng chất lỏng và hai bộ mẫu khoa học vật liệu và sinh học ở bên ngoài các module của Nga.


Hai nhà du hành vũ trụ người Nga đi bộ ngoài không gian hơn bảy tiếng để chuẩn bị cho việc tháo dỡ khoang Pirs và lắp đặt module mới. (Ảnh cắt từ video của Roscosmos).

Hai nhà du hành Nga hiện đang phối hợp làm việc tại ISS cùng với các phi hành gia NASA Mark Vande Hei, Shane Kimbrough và Megan McArthur; Phi hành gia Akihiko Hoshide của Cơ quan Thăm dò hàng không vũ trụ Nhật Bản; và phi hành gia Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

Việc ra mắt module phòng thí nghiệm Nauka của Nga liên tục bị trì hoãn vì các vấn đề kỹ thuật. Các quan chức vũ trụ Nga cho biết, cuối cùng nó sẽ được phóng vào tháng 7 tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News