Hàn Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa vũ trụ tự sản xuất

Hàn Quốc phóng thử nghiệm thành công tên lửa vũ trụ trong ngày 21-6. Đây là lần thứ 2 Hàn Quốc thực hiện nỗ lực này, sau khi thử nghiệm đầu tiên không thể đưa vệ tinh vào quỹ đạo.

Hàn Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa vũ trụ tự sản xuất
Hàn Quốc phóng tên lửa vũ trụ Nuri từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Naro ở quận Goheung, ngày 21-6.

Theo Hãng tin Reuters, tên lửa Nuri được phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc lúc 16h ngày 21-6 theo giờ địa phương, tức 14h cùng ngày theo giờ Việt Nam.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết vệ tinh nặng 162,5kg được thiết kế để kiểm tra năng lực của Nuri đã kết nối thành công với một trạm vũ trụ ở Nam Cực, sau khi bay vào quỹ đạo.

Tên lửa này cũng đã đưa một vệ tinh giả nặng 1,3 tấn và 4 vệ tinh nhỏ khác vào quỹ đạo.

“Vũ trụ của Hàn Quốc nay đã rộng lớn hơn. Khoa học và công nghệ của chúng tôi đã đạt những bước tiến vượt bậc”, Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Hàn Quốc Lee Jong Ho phát biểu tại cuộc họp báo.

Hàn Quốc lần đầu phóng thành công tên lửa vũ trụ tự sản xuất
Người dân Hàn Quốc vui mừng xem tên lửa vũ trụ Nuri phóng lên từ Trung tâm vũ trụ Naro ở quận Goheung, ngày 21-6 - (Ảnh: REUTERS)

Tên lửa KSLV-II Nuri do Viện Nghiên cứu hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KARI) thiết kế. Việc Nuri đưa số vệ tinh nặng 1,5 tấn lên quỹ đạo cách Trái đất khoảng 600 - 800km thành công là một bước ngoặt đối với tham vọng chinh phục vũ trụ của Hàn Quốc.

Đây là cột mốc giúp Hàn Quốc chạm đến mục tiêu xây dựng mạng lưới 6G, vệ tinh tình báo và thám hiểm Mặt trăng trong tương lai.

Nuri chỉ sử dụng công nghệ tên lửa của Hàn Quốc và là phương tiện phóng lên vũ trụ đầu tiên của quốc gia này được sản xuất trong nước.

Trong thử nghiệm đầu tiên, Nuri đã hoàn thành các trình tự phóng nhưng thất bại trong việc đưa vệ tinh vào quỹ đạo, sau khi động cơ giai đoạn 3 hết nhiên liệu sớm hơn kế hoạch. Các kỹ sư đã sửa lại bình chứa khí heli của Nuri để giải quyết vấn đề này.

KARI cho biết họ dự kiến tổ chức thêm ít nhất 4 lần phóng thử nữa cho đến năm 2027. Sau vụ phóng thành công ngày 21-6, Đại sứ quán Mỹ tại Seoul cho biết trên Twitter rằng họ hy vọng sớm hợp tác cùng phía Hàn Quốc trong lĩnh vực không gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng sốc: Trái đất có nguy cơ bị kẻ thù không ngờ xé toạc

Bằng chứng sốc: Trái đất có nguy cơ bị kẻ thù không ngờ xé toạc

Một thế giới nằm cách 86 năm ánh sáng đã đem đến một cửa sổ thời gian giúp các nhà khoa học tiên đoán về tương lai Trái đất.

Đăng ngày: 22/06/2022
Ngắm nhìn hình ảnh

Ngắm nhìn hình ảnh "thiên hà ẩn" tuyệt đẹp gần Dải Ngân hà

Nếu không có tất cả các vật chất giữa các vì sao cản trở, IC 342 sẽ là một trong những thiên hà sáng nhất trên bầu trời.

Đăng ngày: 22/06/2022
Lần đầu tiên trong lịch sử, một vệ tinh thương mại khảo sát thành công toàn bộ bầu trời Trái đất

Lần đầu tiên trong lịch sử, một vệ tinh thương mại khảo sát thành công toàn bộ bầu trời Trái đất

Thành công của thiết bị của Trung Quốc cho thấy tiềm năng khai thác dữ liệu lớn nơi các công ty tư nhân.

Đăng ngày: 21/06/2022

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 21/06/2022
Tiết lộ mới gây choáng ngợp về

Tiết lộ mới gây choáng ngợp về "hành tinh thứ 9" làm bằng vàng

Bản đồ chi tiết nhất về hành tinh thứ 9 nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc vừa được công bố trong một nghiên cứu đăng tải trên Journal of Geophysical Research: Planets.

Đăng ngày: 20/06/2022

"Tin xấu" về tín hiệu vô tuyến "gửi từ hành tinh giống Trái đất nhất"

Nhà khoa học từ Viện SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái Đất), khẳng định tín hiệu mà kính thiên văn của Trung Quốc thu được là từ con người - nhưng không phải người ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 20/06/2022
Phát hiện 2 hành tinh giống Trái đất trong hệ sao lân cận

Phát hiện 2 hành tinh giống Trái đất trong hệ sao lân cận

Vệ tinh TESS của NASA tìm thấy 2 hành tinh đá quay quanh một ngôi sao lùn nhỏ có kích thước tương đương Trái Đất.

Đăng ngày: 20/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News