Hàn Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ đầu tiên đến Mặt trăng

Hàn Quốc sắp trở thành nước thứ 7 trên thế giới phóng tàu thăm dò Mặt trăng với tàu Danuri, dự kiến bay quanh Mặt trăng ít nhất một năm.

Korea Pathfinder Lunar Orbiter (KPLO), tàu quỹ đạo Mặt trăng đầu tiên của Hàn Quốc, dự kiến phóng lên không gian nhờ tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Căn cứ Lực lượng Không gian Cape Canaveral ở Florida, Mỹ, ngày 2/8.

Hàn Quốc sẽ phóng tàu vũ trụ đầu tiên đến Mặt trăng
Minh họa Danuri, tàu vũ trụ Hàn Quốc dự kiến nghiên cứu Mặt trăng khoảng một năm. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI))

Tháng 5 năm nay, KPLO chính thức được đặt tên là Danuri - kết hợp giữa hai từ "Mặt trăng" và "tận hưởng" trong tiếng Hàn. Nhiệm vụ này được coi là bước đầu tiên trong chương trình không gian sâu của Hàn Quốc, bao gồm việc đưa robot hạ cánh xuống Mặt trăng năm 2030 và một nhiệm vụ lấy mẫu vật tiểu hành tinh mang về Trái đất.

Khối lượng khô của Danuri là 418kg, phần thân chính rộng 1,82m, dài 2,14m và cao 2,29m. Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KARI) cho biết, Danuri có lợi thế là nhẹ hơn so với tàu quỹ đạo Mặt trăng của các nước khác, ví dụ Selene của Nhật Bản nặng 1.984 kg hay Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của Mỹ nặng 1.018kg.

Danuri sẽ mang theo tổng cộng 6 công cụ khoa học, 5 trong số đó được phát triển bởi các trường đại học và tổ chức nghiên cứu của Hàn Quốc, công cụ còn lại do NASA cung cấp. 6 công cụ gồm Máy chụp ảnh địa hình Mặt trăng (LUTI), Camera đo phân cực góc rộng (PolCam), từ kế KMAG, phổ kế tia gamma KGRS, một thiết bị mang tên DTNPL và camera độ nhạy cao ShadowCam của NASA.

ShadowCam là công cụ do Đại học Bang Arizona và công ty công nghệ Malin Space Science Systems phát triển cho NASA. Công cụ này sẽ chụp ảnh các vùng luôn nằm trong bóng tối của Mặt trăng bằng cách sử dụng máy ảnh độ phân giải cao, kính viễn vọng và những cảm biến có độ nhạy cao. ShadowCam dự kiến thực hiện công việc này khi bay ở độ cao khoảng 100 km so với bề mặt Mặt trăng, theo Prasun Mahanti, thành viên nhóm phụ trách ShadowCam tại Đại học Bang Arizona.

Theo kế hoạch, Danuri sẽ tới Mặt trăng khoảng giữa tháng 12 do bay theo quỹ đạo tiết kiệm năng lượng gọi là Ballistic Lunar Transfer. Con tàu sẽ bay quanh Mặt trăng ít nhất một năm. Nhiệm vụ chính của tàu quỹ đạo này là đo lực từ trên bề mặt Mặt trăng và đánh giá các nguồn tài nguyên như nước dạng băng, uranium, helium-3, silicon, nhôm, cũng như lập bản đồ địa hình để giúp lựa chọn những điểm hạ cánh trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái vật xuyên không từ thế giới 10 tỉ năm trước làm chói lòa kính thiên văn

Quái vật xuyên không từ thế giới 10 tỉ năm trước làm chói lòa kính thiên văn

Các nhà thiên văn học đã tìm ra lời giải cho những vụ nổ biệt lập, bí ẩn, sáng rực rỡ trong tia gamma: Những vật thể quái vật thuộc về các thiên hà ma quỷ 10 tỉ năm trước.

Đăng ngày: 29/07/2022
Các mặt trăng khổng lồ của Galilean đã ngăn cản sự hình thành hệ thống vành đai khổng lồ xung quanh sao Mộc

Các mặt trăng khổng lồ của Galilean đã ngăn cản sự hình thành hệ thống vành đai khổng lồ xung quanh sao Mộc

Một đặc điểm chung đặc biệt của các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời là sự hiện diện của các hệ thống vành đai quay quanh hành tinh.

Đăng ngày: 29/07/2022
Áo phi hành gia Apollo 11 bán đấu giá gần 2,8 triệu USD

Áo phi hành gia Apollo 11 bán đấu giá gần 2,8 triệu USD

Chiếc áo được phi hành gia Buzz Aldrin mặc khi bay lên Mặt Trăng vào năm 1969 thu về số tiền kỷ lục trong cuộc đấu giá hôm 26/7.

Đăng ngày: 29/07/2022
Tên lửa SpaceX có thể sẽ

Tên lửa SpaceX có thể sẽ "ship" những tòa nhà này lên sao Hỏa trong tương lai

Tương lai con người có thể sẽ sống trong một tòa nhà như thế này ở sao Hỏa.

Đăng ngày: 29/07/2022
Cậu bé chế tạo kính thiên văn có thể quan sát được bề mặt của Mặt trăng, chỉ với dây điện và vài lon nước ngọt

Cậu bé chế tạo kính thiên văn có thể quan sát được bề mặt của Mặt trăng, chỉ với dây điện và vài lon nước ngọt

Sự quan tâm đến các hiện tượng không gian và hàng giờ đọc sách về thiên văn học là những gì đã thúc đẩy Malick Ndiaye thiết kế một chiếc kính thiên văn với những gì sẵn có quanh mình.

Đăng ngày: 29/07/2022
NASA có thể không có trạm vũ trụ thay thế khi ISS ngừng hoạt động

NASA có thể không có trạm vũ trụ thay thế khi ISS ngừng hoạt động

Vào đầu năm nay, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đưa ra kế hoạch vận hành Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho đến cuối thập kỷ này.

Đăng ngày: 28/07/2022
Phát hiện sao neutron nặng nhất đang

Phát hiện sao neutron nặng nhất đang "ăn thịt" ngôi sao đồng hành

Các nhà thiên văn học phát hiện sao neutron nặng nhất đang xé nát ngôi sao đồng hành trong khi quay quanh trục ở tốc độ hơn 700 vòng mỗi giây.

Đăng ngày: 28/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News