Hành tinh chứa được 1.321 Trái đất bên trong đâm vào Mặt trời, chuyện gì sẽ xảy ra?
Chúng ta đều biết hậu quả khủng khiếp khi một ngôi sao chổi va vào Trái đất. Thế nhưng, nếu sao Mộc đâm vào Mặt trời thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết là một trong những tác nhân khiến cho loài khủng long bị tuyệt chủng là do một ngôi sao chổi đã "đụng độ" với Trái đất. Theo tính toán của họ, ngôi sao này có đường kính khoảng 10km, di chuyển với vận tốc gấp 40 lần tốc độ âm thanh khi đâm vào Trái đất. Cú va chạm đã tạo ra một vụ nổ có sức công phá lên tới 100.000 tỉ tấn thuốc nổ TNT.
Trong Hệ Mặt trời, sao Mộc là hành tinh lớn nhất. (Ảnh: Pixabay)
Trong khi đó, Mặt trời có tổng thể tích là 1,4122 ×1018km³, chúng ta có thể xếp vừa vặn hơn 1 triệu Trái đất vào bên trong ngôi sao này. Mặt trời chiếm 99,9% khối lượng của cả Hệ Mặt trời. Còn sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời, thể tích của nó là 1.43128×1015km3, đủ để chứa 1.321 Trái đất bên trong mà vẫn còn chỗ trống.
Sao Mộc có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh trong Hệ Mặt trời cộng lại. Mặc dù sao Mộc to lớn như vậy, nhưng khối lượng của nó chỉ bằng 1/1047 khối lượng của Mặt trời. Nếu như một ngôi sao chổi va chạm với Trái đất có thể hủy diệt sự sống thì khi sao Mộc đâm thẳng vào Mặt trời sẽ có chuyện gì xảy ra?
Mặc dù sao Mộc to lớn như vậy, nhưng khối lượng của nó chỉ bằng 1/1047 khối lượng của Mặt trời. (Ảnh: Pixabay)
Hậu quả khủng khiếp
Nhiều người so sánh Mặt trời với một quả cầu lửa khổng lồ. Bởi, nhiệt độ trên bề mặt của Mặt trời cao khủng khiếp, khoảng 5.700°C. Hàng phút hàng giờ nó đều bức xạ một năng lượng lớn, phát ra ánh sáng và nhiệt trong vũ trụ, trong đó có Trái đất của chúng ta. Năng lượng ánh sáng Mặt trời mà hành tinh của chúng ta nhận được chỉ bằng 1/ 2,2 tỉ toàn bộ năng lượng bức xạ của Mặt trời. Ta có thể hình dung về uy lực của Mặt trời như sau, nếu có một lớp băng dày 12m bọc kín bề mặt Mặt trời thì chỉ sau 1 phút, nhiệt lượng của Mặt trời sẽ làm nóng chảy toàn bộ lớp băng đó.
Ngoài ra, Mặt trời còn có lực trọng trường. Lực trọng trường khổng lồ này đã tạ thành 1 ranh giới có tên Roche Limit. Ranh giới này cùng với nguồn năng lượng cực lớn của Mặt trời giống như một "bức tường" bảo vệ cho nó và xé nát bất cứ thứ gì vượt qua.
Sao Mộc tuy chứa được 1.321 Trái đất bên trong nhưng nếu nó va vào Mặt trời thì chuyện gì sẽ xảy ra? (Ảnh: Pixabay)
Hầu hết các ngôi sao khi tới ranh giới Roche Limit đều sẽ bị triệt tiêu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu khối lượng và kích cỡ của ngôi sao có thể vượt qua "bức tường" này và xâm nhập được vào khí quyển của Mặt trời, lực hấp dẫn của Mặt trời sẽ khiến nó di chuyển với tốc độ 600km/s. Sau đó nó sẽ bị những bức xạ tia cực tím và tia X của Mặt trời ép gây ra một vụ nổ.
Sao Mộc là một hành tinh khí không có bầu khí quyển bảo vệ, vì vậy, khi nó tiến gần tới Mặt trời, nó sẽ bị nóng chảy dần do nhiệt quá cao. Khí hiếm nặng hơn heli trong khí quyển sao Mộc sẽ dần dần hòa vào bên trong Mặt trời, điều này sẽ làm cho bề mặt của Mặt trời hoạt động mạnh hơn.
Mặc dù, vụ va chạm của sao Mộc với Mặt trời không gây thiệt hại nhiều đến Mặt trời nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các hành tinh khác, trong đó có Trái đất. Vụ nổ này sẽ giải phóng 1 lượng lớn các tia UV và phóng xạ. Bên cạnh đó, nhiệt độ trên Trái đất sẽ tăng mạnh khiến băng ở 2 cực tan, mực nước biển tăng lên, hậu quả là nhấn chìm các khu vực địa hình thấp ven biển trên thế giới. Thế giới sẽ phải chống chọi với các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng như nhiều thảm họa đáng sợ khác.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"
Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.
