Hình ảnh "xuyên không" 4 tỉ năm ở Mỹ hé lộ nơi sự sống ra đời

Phiên bản song sinh của thế giới đã giúp sự sống Trái đất hoài thai vừa được phát hiện ở Mỹ.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Sebastian Haas từ Đại học Washington (Mỹ) phát hiện hồ Last Chance nổi tiếng ở Mỹ là phiên bản tương tự của các hồ chứa đựng các thành phần tạo nên sự sống ban đầu trên trên Trái đất 4 tỉ năm về trước.

Theo Live Science, hồ Last Chance là một hồ nước nông, cực kỳ mặn với thành phần hóa học khác thường, đặc biệt là nồng độ phosphat cao hơn 1.000 lần so với đại dương.

Hình ảnh xuyên không 4 tỉ năm ở Mỹ hé lộ nơi sự sống ra đời
Vào cuối mùa hè, nước đã bốc hơi gần như hoàn toàn, để lại lớp vỏ mặn trên bề mặt hồ Last Change, vốn giàu canxi, carbonat và cả phosphat - (Ảnh: ĐẠI HỌC WASHINGTON).

Phosphat là thành phần thiết yếu để tạo ra nucleotide (khối xây dựng của DNA và RNA) và các hợp chất hình thành sự sống khác, chẳng hạn như lipid (chất béo).

Mặc dù phosphat được liên kết trong mọi sinh vật sống nhưng bản thân hợp chất này lại rất khan hiếm trong tự nhiên.

Phosphat cũng đóng vai trò quan trọng trong sự khởi đầu của sự sống. Không những vậy, các mô hình trước đây cho thấy sẽ cần rất nhiều phosphat cho những phản ứng sinh hóa đầu tiên để các vật chất tiền sinh học có thể biến thành sự sống thực sự.

Vấn đề các môi trường hiếm hoi có phosphat tự nhiên ngày nay, nồng độ của hợp chất này thường rất thấp.

Ngoại lệ duy nhất là loại "hồ soda" như Last Change.

Hồ này được gọi là hồ soda nhờ hàm lượng natri và carbonat hòa tan cao, giúp mặt nước giống như một bồn đầy baking soda hòa tan.

Hình ảnh xuyên không 4 tỉ năm ở Mỹ hé lộ nơi sự sống ra đời
Một mảnh đáy hồ đầy khoáng chất - (Ảnh: ĐẠI HỌC WASHINGTON).

Chính thành phần hóa học này cho phép hồ có nồng độ phosphae cao.

Bên cạnh đó, hàm lượng canxi và carbonat cao này có được là nhờ phản ứng giữa nước ngầm và đá núi lửa nằm bên dưới hồ.

Hồ Last Chance được hình thành sau kỷ băng hà cuối cùng (kết thúc 10.000 năm trước) vì kết quả định tuổi bằng đồng vị carbon phóng xạ cho thấy nó không quá 3.300 tuổi.

Mặc dù vậy, các điều kiện để hình thành hồ lại mô phỏng một cách kỳ lạ điều kiện ở nhiều hồ nước trên Trái đất sơ khai, mà nhân loại đã tìm thấy bằng chứng thông qua các trầm tích cổ.

Nói cách khác, Last Change như một hồ nước "xuyên không" từ thế giới 4 tỉ năm trước, giải thích khúc mắc cuối cùng về vấn đề làm sao có được môi trường giàu phosphat trong chuỗi phản ứng sinh ra sự sống đầu tiên.

Theo nghiên cứu, hàng tỉ năm trước, những hồ nước tương tự có thể cũng đã tồn tại trên các hành tinh khác trong hệ mặt trời của chúng ta, bao gồm cả sao Hỏa.

Và chắc chắn nếu chúng ta may mắn tìm thấy một hồ phosphat khác tồn tại ở một hành tinh nào khác, chúng ta có thể tiến gần đến việc tìm ra sự sống ngoài hành tinh.

Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Communications Earth and Environment.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX được phóng tên lửa Falcon 9 trở lại

SpaceX được phóng tên lửa Falcon 9 trở lại

Ngày 26-7, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã cho phép tên lửa Falcon 9 của Tập đoàn SpaceX được phóng trở lại sau khi bị đình chỉ do sự cố hiếm gặp trong vụ phóng cách đây 2 tuần.

Đăng ngày: 27/07/2024
Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng

Tiết lộ ảnh thực về siêu hành tinh 200 năm mới quay hết một vòng

Lần đầu tiên, kính viễn vọng không gian James Webb đã đem về cho người Trái Đất bức ảnh trực tiếp về một ngoại hành tinh khổng lồ.

Đăng ngày: 27/07/2024
Startup Mỹ phát triển lưới điện ngoài Trái đất đầu tiên

Startup Mỹ phát triển lưới điện ngoài Trái đất đầu tiên

Lưới điện của Star Catcher Industries gồm mạng lưới vệ tinh bay cao khoảng 1.500 km, hấp thụ năng lượng Mặt Trời và truyền cho các vệ tinh khách hàng.

Đăng ngày: 27/07/2024
Tình cảnh trớ trêu của 2 phi hành gia mắc kẹt ngoài không gian

Tình cảnh trớ trêu của 2 phi hành gia mắc kẹt ngoài không gian

Từng được xem là chuyến bay mang tính bước ngoặt đối với cả NASA và Boeing, song các sự cố kỹ thuật đã biến CFT thành sứ mệnh đáng quên nhất trong lịch sử.

Đăng ngày: 26/07/2024
Bí mật rùng mình về những hành tinh bị “ăn thịt”

Bí mật rùng mình về những hành tinh bị “ăn thịt”

Các nhà khoa học Anh đã khám phá ra lý do vì sao một số hành tinh khổng lồ có hành vi lao dần về phía sao mẹ.

Đăng ngày: 26/07/2024
Tuần tới sẽ có mưa sao băng

Tuần tới sẽ có mưa sao băng "kép" thắp sáng bầu trời

Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chứng kiến trận mưa sao băng " kép" khi hai trận mưa sao băng Alpha Capricornids và Southern Delta Aquariids đều đạt cực đại vào tuần tới.

Đăng ngày: 25/07/2024
55 năm nhìn lại hành trình lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng

55 năm nhìn lại hành trình lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng

Con tàu được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Saturn V từ Trung tâm vũ trụ Kennedy tại đảo Merritt, Florida vào ngày 16/7/1969 và 3 nhà du hành vũ trụ Mỹ.

Đăng ngày: 25/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News