Hít thở sâu giúp giảm bồn chồn, căng thẳng
Nếu thường xuyên lâm vào trạng thái lo lắng, bồn chồn, rất có thể bạn đã hình thành thói quen thở không đúng cách, khiến sức khỏe giảm sút.
Hít thở là hành động bản năng, "nhàm chán" mà chúng ta lặp lại từng giây, từng phút để đảm bảo sự sống. Thở đúng cách còn giúp tăng cường sức khỏe, điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực nhất.
Ít người nhận ra mối liên hệ giữa động tác hít vào, thở ra gắn liền với tâm trạng. Khi mệt mỏi, chúng ta thường cảm thấy bồn chồn, hít từng hơi cạn rồi thở ra vội vàng, nhanh chóng. Nhưng lúc tâm trạng thoải mái, cơ thể thở chầm chậm, hít sâu và thở ra từ từ.
Hít thở sâu tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Diyp).
Các nghiên cứu cho thấy, đây là tình trạng chung của nhiều người, trong đó, cảm xúc tác động tới cách chúng ta thở.
Thở nhanh thể hiện triệu chứng căng thắng, lo âu dẫn tới mất kiểm soát hơi thở, phần nào ảnh hưởng tới cách chúng ta cảm nhận mọi thứ. Ở trạng thái bình tĩnh, thư giãn, chúng ta sẽ thở chậm và sâu hơn. Tuy nhiên, theo Scienalert, phần lớn chúng ta có xu hướng thở sai cách, gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Thậm chí hàng triệu người trên hành tinh đang thở sai cách.
"Đối với nhiều người, thở sâu có vẻ không tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan điểm về vẻ đẹp hình thể tác động tiêu cực tới sự hô hấp. Như bụng phẳng được xem là hấp dẫn nên phụ nữ (và thậm chí cả nam giới) đều có xu hướng tập luyện cơ bụng phát triển. Điều này gây trở ngại cho quá trình thở sâu và dần dần chuyển sang thói quen thở nông bằng ngực", bài viết trên blog của Đại học Y Harvard (Mỹ).
Năm 2012, một nghiên cứu trên 46 nghệ sĩ cả nam và nữ với việc đào tạo trong thời gian ngắn phương pháp thở sâu và phản hồi sinh học, nhóm thực hiện nhận thấy, cứ sau 30 phút thở chậm, mọi người đã giảm các triệu chứng lo lắng. Điều này càng rõ rệt hơn đối với các nhạc sĩ, đối tương có xu hướng lâm vào trạng thái lo âu.
Cảm xúc tác động tới cách chúng ta thở.
Những lợi ích này càng tỏ rõ sự hiệu quả đối với trường hợp nghiêm trọng hơn. Năm 2014, các nhà nghiên cứu có thử nghiệm nhỏ đối với nhóm cựu chiến binh bị căng thẳng sau chấn thương tâm lý.
Kết quả cho thấy, những người tập ngồi thiền với hơi thở đều, sâu 3 giờ mỗi ngày, liên tục trong một tuần đã cải thiện đáng kể triệu chứng căng thẳng và cảm giác lo lắng.
Nếu bạn muốn tập hít thở đúng cách để điều hòa cơ thể, hãy chuẩn bị mọi thứ và thực hiện ngay. Trước tiên, cần tìm một nơi thông thoáng, yên tĩnh rồi ngồi hoặc nằm xuống. Sau đó, hít chậm qua mũi, để ngực và bụng nở rộng. Cuối cùng, thở ra từ từ qua miệng hoặc mũi. Sẽ rất hữu ích nếu vừa đếm vừa hít thở nhịp nhàng.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
