Hố đen trong Dải Ngân hà lóe sáng dữ dội khi "ăn" một ngôi sao

Một hố đen nằm trong Dải Ngân hà của chúng ta đang "ăn ngấu nghiến" ngôi sao cạnh nó và sự kiện này tạo ra những tia sáng mà các nhà thiên văn học có thể quan sát được.

Hố đen có tên là MAXI J1820+070 nằm cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng và nặng gấp 7 lần Mặt Trời (khối lượng thấp nhất theo ước tính của một hố đen sẽ nặng gấp 5 lần Mặt Trời).

Hố đen trong Dải Ngân hà lóe sáng dữ dội khi ăn một ngôi sao
 Hình ảnh mô phỏng hố đen MAXI J1820+070 đang "ăn ngấu nghiến" một ngôi sao. (Ảnh: John Paice)

Điều thú vị là các nhà khoa học ghi lại được ánh sáng nhấp nháy của ngôi sao này bằng cách sử dụng công nghệ quay tốc độ khung hình cao mới với tỷ lệ thu được là hơn 300 khung hình/giây. Cụ thể, dữ liệu này thu được là nhờ thiết bị HiPERCAM trên kính thiên văn Gran Telescopio Canariasđài quan sát tia X NICER của NASA trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Các nhà nghiên cứu sau đó thậm chí tái hiện lại hiện tượng này trong một video sử dụng phần mềm mô phỏng hiện đại nhất.

"Đoạn video được thực hiện qua việc sử dụng các dữ liệu thực tế nhưng giảm các chuyển động xuống chỉ bằng 1/10 so với chuyển động thực. Điều này cho phép những tia sáng chuyển động nhanh nhất cũng có thể quan sát được bằng mắt thường", nhà thiên văn học John Paice đến từ Đại học Southampton và Trung tâm Thiên văn và Vật lý thiên văn giải thích.

Khi MAXI tiêu thụ ngôi sao gần nó, hố đen này sẽ phát ra không chỉ những chùm tia X mà còn cả bức xạ ánh sáng có thể nhìn thấy được.

Vật chất quanh hố đen này sáng một cách khó tin với ánh sáng thoát ra sáng gấp hàng trăm lần Mặt Trời. Điều đó cũng khiến các nhà khoa học cho rằng đây có thể là dấu hiệu cho thấy đặc điểm thống nhất của những hố đen kiểu như thế này - những hố đen giúp chúng ta giải thích về việc plasma đã được tạo ra và duy trì trong không gian như thế nào trong không gian.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoạt động ngoài tàu vũ trụ đầu tiên của các nữ phi hành gia

Hoạt động ngoài tàu vũ trụ đầu tiên của các nữ phi hành gia

NASA dự định đưa hai nữ phi hành gia bước ra ngoài Trạm Vũ trụ Quốc tế để khắc phục sự cố về pin trong tuần này.

Đăng ngày: 16/10/2019
Lý do Mặt trời không thể trở thành hố đen

Lý do Mặt trời không thể trở thành hố đen

Mặt trời của chúng ta sẽ trở thành một hố đen không? Theo nghiên cứu mới của NASA thì điều đó là không thể được vì nó quá nhỏ.

Đăng ngày: 16/10/2019
Xe tự hành trên Mặt Trăng đầu tiên của Vương quốc Anh là một robot 4 chân

Xe tự hành trên Mặt Trăng đầu tiên của Vương quốc Anh là một robot 4 chân

Vương quốc Anh đang lên kế hoạch đưa một xe tự hành thám hiểm không gian lên Mặt Trăng, cũng là xe tự hành đầu tiên của quốc gia này.

Đăng ngày: 16/10/2019
Di cư khỏi địa cầu đến hành tinh khác sống: Không bao giờ làm được!

Di cư khỏi địa cầu đến hành tinh khác sống: Không bao giờ làm được!

Nhân loại sẽ chẳng bao giờ di cư được đến một thế giới khác ngoài hệ Mặt trời, đơn giản bởi vì khoảng cách quá xa, theo giáo sư Michel Mayor của Đại học Geneva - người vừa đoạt giải Nobel vật lý 2019.

Đăng ngày: 15/10/2019
Mưa sao băng Orionids 2019 – thời gian và cách ngắm

Mưa sao băng Orionids 2019 – thời gian và cách ngắm

Mưa sao băng Orionids là một trong những màn thưởng thức thiên văn ngoạn mục nhất trong năm.

Đăng ngày: 15/10/2019
Tiểu hành tinh sắp bay gần Trái đất nhất trong 115 năm

Tiểu hành tinh sắp bay gần Trái đất nhất trong 115 năm

Tiểu hành tinh đường kính 34m sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày mai ở khoảng cách gần 1,5 triệu km.

Đăng ngày: 15/10/2019
Siêu lỗ đen dải Ngân Hà phát nổ 300.000 năm vào buổi đầu của nhân loại

Siêu lỗ đen dải Ngân Hà phát nổ 300.000 năm vào buổi đầu của nhân loại

3,5 triệu năm trước, một vụ nổ khổng lồ đã “lóe lên” từ trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta. Bức xạ từ vụ nổ cảm nhận được từ cách đó 200.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 13/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News