Hơn 150.000 con chim "nhuộm hồng" nhánh sông

Chim hồng hạc đổ xô tới nhánh sông ở Mumbai với số lượng lớn chưa từng thấy khi lệnh phong tỏa giúp cải thiện chất lượng nước và không khí.


Đàn chim hồng hạc bay tới Mumbai. 

Video quay từ một căn hộ trông ra nhánh sông ở khu Nerul thuộc thành phố Navi Mumbai, bang Maharashtra, ghi lại khoảng khắc hơn 150.000 con hồng hạc tụ tập hôm 20/4. Theo chuyên gia môi trường Nathuram Kokare, ở khu bảo tồn Thane, dù hồng hạc thường di cư tới khu vực này hàng năm, lượng chim xuất hiện trong năm nay cao bất thường. Họ cho rằng chất lượng nước và không khí sạch hơn do các lệnh hạn chế để ngăn Covid-19 giúp thúc đẩy sự phát triển của tảo, nguồn thức ăn chính của chim hồng hạc, thu hút nhiều chim di cư hơn.

Cư dân sống gần nhánh sông xác nhận họ chưa bao giờ thấy nhiều hồng hạc kéo tới đây như vậy trong suốt những năm qua. Hiệp hội lịch sử tự nhiên Bombay dự đoán lượng chim di cư tăng 25% so với năm ngoái và ước tính đàn chim có khoảng 150.000 con.

Hơn 150.000 con chim nhuộm hồng nhánh sông
Những con hồng hạc tạo nên cảnh tượng ngoạn mục cho người dân ở Nerul.

Nhiều dự án xây dựng trong vùng phải tạm dừng do khủng hoảng Covid-19 khi 1,3 tỷ dân ở Ấn Độ thực hiện lệnh phong tỏa từ ngày 24/3. Harsh Goenka, cư dân sống gần nhánh sông tại Navi Mumbai, chia sẻ niềm vui mừng khi trông thấy đàn hồng hạc. "Trong lúc con người phải ở trong nhà, những con hồng hạc tạo nên cảnh tượng ngoạn mục cho người dân ở Nerul", Goenka nhận xét.

Chim hồng hạc thường di cư tới Mumbai từ tháng 10 tới tháng 3 hàng năm từ vùng đầm lầy ngập mặn Rann ở quận Kutch, bang Gujarat và hồ Sambhar ở bang Rajasthan. Đôi khi chúng đến từ những nước khác như Pakistan, Afghanistan, Iran và Israel. Sau đó, đàn chim rời đi vào tháng 6.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn hơn 2.000 con kền kền chết thảm ở châu Phi

Bí ẩn hơn 2.000 con kền kền chết thảm ở châu Phi

Hơn 2.000 con kền kền chết một cách bí ẩn ở Guinea-Bissau, Tây Phi như một 'cú đánh tàn khốc' đối với việc bảo tồn các loài cực kỳ nguy cấp.

Đăng ngày: 24/04/2020
Loài rắn vừa được phát hiện có tên trong Harry Potter

Loài rắn vừa được phát hiện có tên trong Harry Potter

Loài rắn này mang tên vị phù thủy Salazar Slytherin, người đồng sáng lập ra trường Hogwarts, trong bộ truyện giả tưởng nổi tiếng Harry Potter.

Đăng ngày: 23/04/2020
Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Đăng ngày: 23/04/2020
Loài chim có hình dáng ngộ nghĩnh sở hữu 1 tuyệt kỹ làm xiếc siêu đẳng

Loài chim có hình dáng ngộ nghĩnh sở hữu 1 tuyệt kỹ làm xiếc siêu đẳng

Ngoài ra, loài chim này còn được thiên nhiên ưu ái ban cho một chòm râu cực chất, đúng chuẩn "đẳng cấp quý ông".

Đăng ngày: 23/04/2020
Trật tự tự nhiên sụp đổ? Camera hồng ngoại đã bí mật phát hiện ra rằng thỏ rừng đang ăn thịt

Trật tự tự nhiên sụp đổ? Camera hồng ngoại đã bí mật phát hiện ra rằng thỏ rừng đang ăn thịt

Loài thỏ vẫn nổi tiếng về sự nhút nhát và hiền lành, nhưng có vẻ như điều này giờ đây chưa hẳn đã đúng bởi giới khoa học đã phát hiện loài thỏ bắt đầu ăn thịt của cả chính kẻ thù trong tự nhiên của chúng.

Đăng ngày: 23/04/2020
Các loài chim biển tìm thức ăn trên biển như thế nào?

Các loài chim biển tìm thức ăn trên biển như thế nào?

Chim biển có thể tìm thấy thức ăn trên biển bằng cách bay thành một vòng cung rộng hàng cây số. Hệ thống ra-đa cho thấy các đàn chim có thể phối hợp tạo thành một đường khổng lồ trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 21/04/2020
Trên lý thuyết, chuột dũi trụi lông có thể bất tử

Trên lý thuyết, chuột dũi trụi lông có thể bất tử

Kể cả khả năng sinh sản lẫn hành vi của chuột dũi không lông chẳng đổi khác khi chúng già đi.

Đăng ngày: 20/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News