"Kẻ 8 lạng, người nửa cân": Tại sao 0,5kg lại bằng 8 lạng được? Là các cụ sai hay mình nhầm?
Trong kho tàng văn học của Việt Nam có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ cực kỳ đa dạng và ý nghĩa lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, có những câu khiến cho người đời sau cảm thấy khó hiểu, trong đó có câu "Kẻ tám lạng, người nửa cân".
Ý nghĩa của câu "Kẻ tám lạng, người nửa cân" là để chỉ sự tương đồng, không bên nào kém bên nào. Nhưng bạn biết đấy, hệ thống đo lường quốc tế quy định 1 cân (1kg) tương đương đương với 10 lạng (100g). Vậy thì làm sao 8 lạng lại bằng 0,5kg được? 5 lạng mới bằng nửa cân chứ? Chính vì điều này, nhiều người quả quyết rằng câu thành ngữ này đã sai, hay các cụ ngày xưa nhầm mất rồi.
Câu thành ngữ này áp dụng với "cân ta" chứ không áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế.
Mọi chuyện đều có lý do
Nếu bạn cho rằng 5 lạng mới bằng nửa cân, bạn đúng! Nhưng điều đó không có nghĩa người xưa đã nhầm. Vấn đề là câu thành ngữ này không được áp dụng với hệ thống đo lường quốc tế, mà áp dụng với cân tiểu ly - hay còn gọi là "cân ta".
Cân tiểu ly là loại cân người xưa sử dụng để đo các vị thuốc Bắc hoặc kim loại quý. Quy ước của loại cân này thì 16 lạng mới bằng 1 cân (cân này bằng 0,605kg). Nghĩa là 1 lạng cân ta sẽ tương đương 37,8g, và nửa cân sẽ bằng đúng 8 lạng.
Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó của hai bên.

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?
Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".
