Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển cao kỷ lục

Trong năm 2023, nồng độ CO2 trung bình ở mức 420 phần triệu (ppm), tương đương tăng 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ngày 28-10 cho biết nồng độ khí nhà kính trong khí quyển đạt mức cao kỷ lục mới trong năm 2023, khiến mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp sẽ khó có thể đạt được trong vài năm tới nếu không có hành động khẩn cấp.

Trong báo cáo thường niên về phát thải khí nhà kính, WMO nêu rõ nồng độ của ba loại khí nhà kính gồm carbon dioxide (CO2), methane (CH4) và nitrous oxide (N2O) tiếp tục tích tụ ở mức cao mới trong năm 2023.

Khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển cao kỷ lục
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch khiến ô nhiễm khí nhà kính gia tăng - (Ảnh: AFP).

Trong đó, riêng khí CO2 tích tụ trong khí quyển nhanh hơn bao giờ hết, tăng hơn 10% trong vòng 2 thập kỷ qua. Trong năm 2023, nồng độ CO2 trung bình ở mức 420 phần triệu (ppm), tương đương tăng 151% so với thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750).

Trong khi đó nồng độ của CH4 ở mức 1.934 phần tỉ, tăng 265% so với thời kỳ tiền công nghiệp. Con số này đối với N2O là 336 phần tỉ, tức tăng 125% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 tới tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

Phó tổng thư ký WMO Ko Barret cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với "vòng luẩn quẩn" khi chính biến đổi khí hậu có thể sớm khiến các hệ sinh thái trở thành nguồn phát thải khí nhà kính ở mức độ lớn hơn trước đây.

Cháy rừng có thể thải ra nhiều khí CO2 hơn vào khí quyển, trong khi đại dương ấm hơn có thể hấp thụ ít CO2 hơn. Do đó, ngày càng nhiều CO2 có thể tích tụ trong khí quyển hơn trước kia, qua đó đẩy nhanh quá trình nóng lên toàn cầu.

Trong khi đó, các cam kết quốc gia về cắt giảm khí thải nhà kính vẫn chưa đủ mạnh để đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu hiện nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đêm qua mưa to, sấm sét kinh hoàng ở TP.HCM?

Vì sao đêm qua mưa to, sấm sét kinh hoàng ở TP.HCM?

Đêm qua, TP.HCM hứng trận mưa to kèm theo sấm sét kinh hoàng chưa từng thấy khiến nhiều người dù đang ngon giấc phải choàng tỉnh.

Đăng ngày: 28/10/2024
Xuất hiện bão Kong-rey ngoài khơi Philippines, diễn biến khó lường, dự báo địa điểm đổ bộ mới

Xuất hiện bão Kong-rey ngoài khơi Philippines, diễn biến khó lường, dự báo địa điểm đổ bộ mới

Bão Kong-rey - cơn bão được dự báo thành siêu bão - đang diễn biến khó lường, chuyển hướng đột ngột và đã dự kiến được địa điểm bão đổ bộ.

Đăng ngày: 28/10/2024
Thảm kịch Biển Caspi: Hồ lớn nhất hành tinh đang ngày càng cạn dần!

Thảm kịch Biển Caspi: Hồ lớn nhất hành tinh đang ngày càng cạn dần!

​(CAO) Chỉ cách đây một thập kỷ, Azamat Sarsenbayev khi nhảy xuống tắm ở Biển Caspi - hồ nước lớn nhất Thế giới, ông vẫn còn cảm nhận được độ lợ của nước và màu xanh lam của nó.

Đăng ngày: 26/10/2024
Ảnh hưởng của bão Trà Mi: Từ đêm mai, những tỉnh nào sẽ có mưa rất to?

Ảnh hưởng của bão Trà Mi: Từ đêm mai, những tỉnh nào sẽ có mưa rất to?

Do ảnh hưởng của bão số 6, từ chiều tối và đêm 26/10 đến ngày 28/10, nhiều khu vực có mưa to đến rất to.

Đăng ngày: 25/10/2024

"Cột trụ" xuất hiện trên trời gây xôn xao, giáo sư lên tiếng "lý giải"

Mới đây, một "cột trụ" bất ngờ xuất hiện trên bầu trời thành phố Ubon Ratchathani.

Đăng ngày: 25/10/2024
Hồ nước mọc khắp sa mạc Sahara sau mưa lũ

Hồ nước mọc khắp sa mạc Sahara sau mưa lũ

Vệ tinh chụp hình hồ nước xuất hiện rải rác trên sa mạc Sahara sau khi xoáy thuận trút lượng mưa của cả năm xuống miền bắc châu Phi chỉ trong vài ngày.

Đăng ngày: 25/10/2024
Bão Trà Mi tăng cấp, miền Trung mưa lớn trên diện rộng

Bão Trà Mi tăng cấp, miền Trung mưa lớn trên diện rộng

Sau khi vào Biển Đông chiều qua (24/10), bão Trà Mi đang có xu hướng mạnh dần lên.

Đăng ngày: 25/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News