Vì sao đêm qua mưa to, sấm sét kinh hoàng ở TP.HCM?
Đêm qua, TP.HCM hứng trận mưa to kèm theo sấm sét kinh hoàng chưa từng thấy khiến nhiều người dù đang ngon giấc phải choàng tỉnh.
Giữa đêm qua 27/10, một trận mưa to kèm theo sấm sét kinh hoàng xuất hiện trên địa bàn TP.HCM và nhiều tỉnh thành Nam bộ. Anh Nguyễn Minh Đăng ở Q.10 cho biết: "Đang lúc say giấc, tiếng sấm kinh hoàng bên tai khiến anh tỉnh giấc. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì sét sáng choang lại tiếp tục xuất hiện kèm theo là tiếng sấm khác to hơn kéo dài đến khoảng 10 giây. Tôi nhìn ra cửa sổ, thấy mưa to xối xả. Mưa to, sấm sét kéo dài đến cả tiếng đồng hồ. Lần đầu tiên trong đời, tôi chứng kiến sấm sét to và liên tục kéo dài đến như thế", anh Đăng cho biết.
Hàng loạt ổ mây giông xuất hiện trên bầu trời TP.HCM gây mưa to, sấm sét kinh hoàng đêm qua. (ẢNH: CMH).
Tương tự, chị Trần Ngọc An ngụ Bình Thạnh đang ngủ ngon thì sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước làm tỉnh giấc. "Hơn 40 năm cuộc đời có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy mưa to và sấm sét kinh khủng vậy. Mấy đứa con nhà tôi cũng hoảng sợ chạy qua phòng bố mẹ".
Nhiều người dân thành phố lần đầu chứng kiến mưa lớn và sấm sét to kinh hoàng. Đến sáng sớm nay, các ổ mây giông di chuyển về phía các tỉnh ĐBSCL
Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn giải thích: "Do ảnh hưởng của bão nên các khối mây giông phát triển mạnh. Đêm qua, trên khu vực Nam bộ và TP.HCM xuất hiện hàng loạt các ổ mây giông lớn. Bản thân các ổ mây giông tích điện do quá trình chuyển từ thể hơi sang nước trước đó. Khi chúng liên kết lại thành một chuỗi sẽ tạo nên mưa giông lớn, trên diện rộng kèm theo sấm sét".
Lúc 4 giờ sáng nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan khí tượng Nhật Bản thì vẫn còn đang bão, sẽ di chuyển ngược ra Biển Đông rồi mới suy yếu thành áp thấp nhiệt đới vào rạng sáng mai. Người dân các tỉnh miền Trung cần lưu ý diễn biến phức tạp của thời tiết để phòng tránh.

Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!
Hố xanh Taam Ja' sâu ít nhất 420 m dưới mực nước biển và có thể kết nối với một hệ thống hang động và đường hầm ẩn.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.
