Khoa học đánh giá lại khả năng tiểu hành tinh Apophis đâm Trái đất
Theo các quan sát và tính toán mới nhất, vẫn có những nguy cơ nhất định khiến tiểu hành tinh Apophis thay đổi quỹ đạo và đâm vào Trái đất vào năm 2029.
Trước đây, các nhà thiên văn học đã tính toán rằng có khả năng nhỏ Apophis sẽ đâm vào Trái đất vào năm 2029, hoặc nếu không, nó sẽ đâm vào hành tinh của chúng ta năm 2036.
Apophis sẽ lướt qua Trái đất ở khoảng cách 40.000km vào ngày 13-4-2029, và quỹ đạo của nó sẽ bị chuyển hướng bởi lực hấp dẫn của Trái đất - (Ảnh: European Space Agency).
Các quan sát trong nhiều năm sau đó cho thấy Apophis sẽ cách Trái đất khoảng 40.000km vào năm 2029, sẽ lướt qua chúng ta nếu vụ va chạm tự nhiên giữa Apophis và một vật thể khác đi ngang qua không làm thay đổi quỹ đạo của nó, theo trang IFLScience ngày 5-3.
Các nhà thiên văn học hiện đang tính toán về rủi ro này.
Với đường kính 335m, Apophis không có khả năng khiến chúng ta trở về thời kỳ khủng long nếu va chạm xảy ra, nhưng vẫn gây thiệt hại lớn.
Vào ngày 13-4-2029, Apophis sẽ chỉ cách Trái đất 37.399km. Một cú đụng nhẹ từ một vật thể bay khác trong khoảng thời gian này cũng có thể tạo ra độ lệch lớn. Sứ mệnh DART của NASA nhằm chuyển hướng tiểu hành tinh Dimorphos đã chứng minh điều này.
"Vì Apophis sẽ lướt qua Trái đất ở khoảng cách gần, có rủi ro rằng sự lệch khỏi quỹ đạo hiện nay của nó sẽ khiến Apophis đến gần và tác động đến chúng ta", đồng tác giả nghiên cứu Benjamin Hyatt, thuộc Đại học Waterloo (Canada), cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã tính toán quỹ đạo trong vài năm tới của 1,3 triệu tiểu hành tinh đã biết trong Hệ Mặt trời, để xem liệu có tiểu hành tinh nào có khả năng đến quá gần Apophis hay không.
May mắn thay, kết quả cho thấy không có khả năng xảy ra điều này. Dù vậy, các nhà thiên văn học vẫn không ngừng cảnh giác về Apophis.

Hiện tượng ma quái bí ẩn trên quỹ đạo Trái đất
Phi hành gia Andreas Mogensen của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) hôm 5/12 đã quay được một hiện tượng bí ẩn và rùng rợn gọi là "tinh linh đỏ" trên quỹ đạo thấp của trái đất.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?
Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.
