Khoảnh khắc sét "đánh trúng" ngọn núi lửa đang phun trào ở Nhật Bản
Một nhiếp ảnh gia đã ghi lại khoảnh khắc chính xác sét lóe lên trên đỉnh núi lửa của Nhật Bản khi nó phun trào.
Nằm ở phía nam Kyushu, núi lửa Sakurajima ở Nhật Bản là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Cứ 4 đến 24 giờ lại phun ra tro và dung nham.
Sakurajima có ba đỉnh núi, Kita-dake (đỉnh cao phía Bắc), Naka-dake (đỉnh cao trung tâm) và Minami-dake (đỉnh phía Nam) đang hoạt động. Kita-dake là đỉnh cao nhất của Sakurajima, cao 1.117 mét so với mực nước biển.
Bức ảnh cho thấy những tia sét chạm vào miệng núi lửa phun trào.
Một nhiếp ảnh gia đã chụp được bức ảnh ấn tượng ghi lại khoảnh khắc chính xác thời điểm "sét đánh vào miệng núi lửa".
Trong các vụ núi lửa phun trào lớn, từ các cột khói, người ta có thể nhìn thấy những tia sét lóe lên. Tia sét chính xác kéo dài khoảng 30 micro giây khiến cho bức ảnh trở nên đặc biệt hơn vì phải thực sự may mắn nhiếp ảnh gia mới có thể chụp lại được. Bức ảnh cho thấy những tia sét chạm vào miệng núi lửa phun trào.
Sét đánh trên miệng núi lửa là sự phóng điện trong khí quyển gây ra bởi một vụ phun trào núi lửa, chứ không phải từ một cơn giông sét thông thường. Sét núi lửa là một hiện tượng phổ biến nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu đầy đủ lý do tại sao nó lại xảy ra vì các núi lửa đang hoạt động rất khó tiếp cận để nghiên cứu.
Vào năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức phát hiện ra rằng sét đánh ở Sakurajima là do tro, các mảnh đá và các hạt địa chất ejecta tạo ra tĩnh điện trong miệng núi lửa.
Một nghiên cứu cho biết, 27,35% các vụ phun trào đi kèm với sét. Những quan sát sớm nhất ghi lại về sét núi lửa xuất phát từ một cư dân Pompeii mô tả sự phun trào của núi Vesuvius vào năm 79 sau Công Nguyên.
Theo báo cáo địa phương, không có thiệt hại hoặc thương tích đáng kể đối với cộng đồng cư dân gần Sakurajima. Đầu năm nay, núi lửa Taal của Philippines đã 'trình diễn' một màn trình diễn ánh sáng tương tự khiến cho khoảng 300.000 cư dân phải sơ tán sau một giấc ngủ dài 40 năm.
Núi lửa Taal là một trong những núi lửa vận động tích cực nhất ở Philippines, chiều cao 311 mét so với mức mặt biển. Núi lửa phun trào dữ dội một vài lần trong quá khứ gây ra thiệt hại về sinh mạng ở đảo và các khu vực xung quanh hồ.