Không quân Mỹ lo ngại vũ khí xung điện từ

Bên cạnh đó họ cũng đưa ra phương án giữ an toàn cho các thiết bị đó trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công bằng thứ vũ khí phi sát thương nhưng lại rất nguy hiểm này.

Một cách để tạo ra EMP là kích hoạt một quả bom hạt nhân. Trong ảnh dưới là một đám mây hình nấm trắng trong vụ thử bom khinh khí đầu tiên tại đảo san hô Enewetak thuộc quần đảo Marshall.

Vũ khí xung điện từ (ElectroMagnetic Pulse - EMP) - dùng xung điện từ cực lớn tạo ra một từ trường mạnh, cảm ứng sinh ra các dòng điện phụ ở mạch điện, gây quá tải và phá hủy các cơ sở vật chất có sử dụng điện và điện tử.

Trong khi nhiều chuyên gia không cho rằng EMP gây ra mối đe dọa lớn, một số người cho rằng những loại vũ khí này có thể được sử dụng để gây ra sự gián đoạn trên diện rộng cho các xã hội phụ thuộc vào điện.

Không quân Mỹ lo ngại vũ khí xung điện từ
Đám mây hình nấm trắng trong vụ thử bom khinh khí đầu tiên tại đảo san hô Enewetak.

Nhà phân tích quốc phòng Peter Pry, người phục vụ trong Ủy ban EMP của Quốc hội Mỹ, được thành lập để đánh giá mối đe dọa từ các cuộc tấn công EMP nhưng đã đóng cửa vào năm 2017, cho biết: "Bạn có thể sử dụng một vũ khí duy nhất để đánh sập toàn bộ lưới điện Bắc Mỹ. Một khi lưới điện gặp sự cố, mọi thứ sẽ sụp đổ. Mọi thứ phụ thuộc vào điện có thể kể đến là hạ tầng viễn thông, giao thông, thậm chí cả nước".

Trước những lo ngại thực tế liên quan đến vũ khí xung điện từ, việc thử nghiệm tại căn cứ Lackland nhằm đáp ứng lệnh hành pháp năm 2019 do cực Tổng thống Donald Trump khi đó đưa ra yêu cầu chính phủ liên bang tăng cường cơ sở hạ tầng chống lại các EMP.

Pry là người đã tư vấn về dự án, cho biết cuộc khảo sát và kết quả nâng cấp là một phần của sáng kiến rộng lớn hơn của Không quân Mỹ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước mối đe dọa này.

EMP giải phóng các sóng năng lượng điện từ khổng lồ, có thể hoạt động giống như một nam châm chuyển động khổng lồ. Từ trường thay đổi như vậy có thể làm cho các electron trong một dây dẫn gần đó chuyển động tạo ra dòng điện. Với sự bùng nổ năng lượng khổng lồ như vậy, EMP có thể gây ra sự gia tăng điện có hại cho bất kỳ thiết bị điện tử nào trong phạm vi.

Những xung điện từ này có thể xảy ra một cách cố ý hoặc tự nhiên. EMP tự nhiên xảy ra khi Mặt trời thỉnh thoảng phun ra các luồng plasma khổng lồ. Nếu chúng đi theo hướng của chúng ta, từ trường tự nhiên của Trái đất có thể làm chệch hướng. Nhưng khi Mặt trời phun ra đủ plasma cùng một lúc, tác động có thể khiến từ trường chao đảo và tạo ra EMP mạnh mẽ. Lần cuối cùng điều này xảy ra là vào năm 1859 trong cái gọi là Sự kiện Carrington, trong khi thiết bị điện tử vẫn còn hiếm khi đó, nó đã ảnh hưởng đến phần lớn mạng điện báo được xây dựng lúc đó.

Sau đó cần quan tâm chính là EMP có chủ ý. Pry cho biết, nếu một vũ khí hạt nhân được kích nổ ở tầng cao trong khí quyển, bức xạ gamma mà nó sẽ giải phóng có thể tách các electron khỏi các phân tử không khí và tăng tốc chúng với tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng.

Các electron mang điện tích này sẽ bị từ trường Trái đất cuốn vào, khi chúng chạy vòng quanh sẽ tạo ra một dòng điện dao động, mạnh mẽ, do đó, sẽ tạo ra một EMP lớn. Vụ nổ cũng có thể làm biến dạng từ trường của Trái đất, gây ra một xung chậm hơn tương tự như EMP xảy ra tự nhiên.

Vụ nổ và bức xạ từ quả bom sẽ tiêu tan trước khi chạm tới mặt đất, nhưng EMP tạo ra sẽ đủ mạnh để phá hủy các thiết bị điện tử trong toàn khu vực.

"Nếu bạn đang đứng trên mặt đất ngay bên dưới vụ nổ, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy nó phát ra. EMP sẽ đi qua cơ thể bạn một cách vô hại", Pry nói.

Một EMP nhỏ có bán kính dưới 1km cũng có thể được tạo ra bằng cách kết hợp các nguồn điện cao áp với ăng ten giải phóng năng lượng này dưới dạng sóng điện từ. Quân đội Mỹ có một tên lửa hành trình nguyên mẫu mang máy phát điện EMP. Được gọi là Dự án tên lửa vi sóng công suất cao phản điện tử (CHAMP), nó có thể được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các cơ sở cụ thể của đối phương.

Pry cho biết Ủy ban EMP ước tính sẽ tốn từ 2 tỷ đến 4 tỷ USD để bảo vệ các thiết bị quan trọng nhất trong lưới điện quốc gia, nhưng lý tưởng nhất chính là tích hợp các thiết bị tự bảo vệ trước EMP.

Tuy nhiên, mối đe dọa do EMP gây ra còn lâu mới giải quyết được. Một báo cáo năm 2019 của Viện Nghiên cứu Điện lực, phát hiện ra rằng một cuộc tấn công như vậy có thể gây mất điện khu vực nhưng không phải là sự cố lưới điện trên toàn quốc và thời gian khôi phục sẽ tương tự như thời gian mất điện quy mô lớn khác.

Frank Cilluffo, Giám đốc Viện McCrary của Đại học Auburn về An ninh cơ sở hạ tầng mạng nói rằng, mặc dù một cuộc tấn công EMP chắc chắn sẽ tàn khốc, nhưng không có khả năng kẻ thù của Mỹ sẽ thực hiện một cuộc tấn công như vậy.

Những lựa chọn thay thế cho EMP có thể là các cuộc tấn công mạng nhằm hạ gục cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả lưới điện, hoặc thậm chí nỗ lực làm gián đoạn thông tin liên lạc dựa trên không gian hoặc hệ thống GPS mà xã hội hiện đại rất phụ thuộc vào.

Cilluffo cho biết, nỗ lực bảo vệ chống lại EMP rất có ý nghĩa, đặc biệt là khi có khả năng xảy ra một sự kiện tương tự như Sự kiện Carrington khác, nhưng bên cạnh đó không thể quên mất còn các hình thức tấn công khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật

Bí mật "chiếc cưa xương" của Adolf Hitler khiến lính Mỹ khiếp đảm

Quân đội Mỹ từng phải làm hẳn một bộ phim để động viên các binh sĩ không mất tinh thần trước hỏa lực khủng khiếp của " lưỡi cưa tròn" MG42.

Đăng ngày: 12/03/2021
Máy bay chiến đấu mới của Nhật sẽ được trang bị công nghệ siêu tiên tiến như vũ khí vi sóng

Máy bay chiến đấu mới của Nhật sẽ được trang bị công nghệ siêu tiên tiến như vũ khí vi sóng

Mẫu máy bay F-X sắp tới được cho là sẽ tiên tiến hơn nhiều so với các máy bay chiến đấu của Mỹ.

Đăng ngày: 06/03/2021
Bật mí vũ khí “khủng” được Nga phát triển từ thế kỷ 18

Bật mí vũ khí “khủng” được Nga phát triển từ thế kỷ 18

Vào thế kỷ 18, một thợ mộc tên là Yefim Nikonov được Sa hoàng Nga ủng hộ chế tạo một vũ khí " khủng" - tàu ngầm. Hai thế kỷ sau, sáng chế này được các nhà khoa học Nga chế tạo thành công.

Đăng ngày: 05/03/2021
Cách tạo ra các siêu chiến binh kiểu Iron Man, Captain America

Cách tạo ra các siêu chiến binh kiểu Iron Man, Captain America

2 phương thức được xem là hợp lý nhất để tạo ra các " siêu chiến binh" là chế tạo các bộ giáp tăng cường sức mạnh và chỉnh sửa gene để thay đổi thể chất con người.

Đăng ngày: 18/02/2021
Lộ tài liệu chứng minh Hải quân Mỹ đang thử nghiệm loại

Lộ tài liệu chứng minh Hải quân Mỹ đang thử nghiệm loại "vũ khí chỉnh sửa không thời gian"

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có thử nghiệm nào chứng minh tính thực tế của các lý thuyết này.

Đăng ngày: 30/01/2021
Nga chế tạo loại dù vô hình có thể nhảy ở độ cao 10km

Nga chế tạo loại dù vô hình có thể nhảy ở độ cao 10km

Stayer là một hệ thống dù dạng cánh, cho phép nhảy từ độ cao 700- 10.000m, trong điều kiện Bắc Cực với tải trọng tối đa lên đến 180kg, TASS đưa tin.

Đăng ngày: 29/01/2021
Súng máy bộ binh Vickers dùng bắn từ máy bay chiến đấu vào đầu thập niên 1910

Súng máy bộ binh Vickers dùng bắn từ máy bay chiến đấu vào đầu thập niên 1910

Khẩu Vickers không chỉ là một loại súng máy uy lực một thời trên chiến trường mặt đất, nó cũng là thứ vũ khí mạnh được trang bị cho các máy bay tiêm kích đời đầu

Đăng ngày: 15/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News