Lộ tài liệu chứng minh Hải quân Mỹ đang thử nghiệm loại "vũ khí chỉnh sửa không thời gian"
Theo một tài liệu được mục War Zone trên trang The Drive có được từ Bộ Quốc phòng Mỹ, lực lượng Hải quân nước này đang rót tiền cho nhiều công nghệ thử nghiệm, một trong số đó có khả năng tạo ra loại máy bay có khả năng bẻ cong các định luật vật lý – hay nói cách khác, một loại vũ khí có thể "chỉnh sửa không thời gian" – và nếu thành công, nó có thể cách mạng hóa các hệ thống đẩy và năng lượng.
Công nghệ kỳ dị này là một phần trong công trình nghiên cứu của của nhà phát minh gây tranh cãi, Salvatore Cezar Pais, một kỹ sư hàng không vũ trụ thuộc Hải quân Mỹ. Vài năm qua, ông Pais đã được cấp bằng sáng chế cho một số phát minh liên quan đến việc tạo ra một con tàu có khả năng "chỉnh sửa kết cấu của thực tại ở cấp độ cơ bản nhất".
Lý thuyết về Máy phát Điện Từ trường Năng lượng cao.
Theo tài liệu mới phát hành, Phòng Không quân của Trung tâm Tác chiến Hàng không Hải quân (NAWCAD) đã dành 3 năm và gần 500 triệu USD để thử nghiệm lý thuyết trên, với dự án chế tạo "Máy phát Điện Từ trường Năng lượng cao" (HEEMFG). Dưới đây là một số lý thuyết về cỗ máy kỳ lạ này:
"Mọi vật chất đều chứa năng lượng ở cấp độ lượng tử. Về lý thuyết, bằng cách tạo ra một trường năng lượng cực kỳ dày đặc và phân cực cho riêng nó, chiếc máy bay lai này có thể tạo ra một vùng "chân không" lượng tử xung quanh nó, cho phép nó đẩy bất kỳ phân tử không khí hoặc nước nào tiếp xúc với nó. Vì vậy, về cơ bản, phương tiện này có thể bỏ qua các lực khí động học hoặc thủy động lực học, như được tuyên bố trong bằng sáng chế".
Một cỗ máy để thử nghiệm lý thuyết về Máy phát Điện Từ trường Năng lượng cao, với một tụ điện hình đĩa đường kính khoảng 7mm, đặt trong một động cơ xoay đến 100.000 vòng/phút.
Những tài liệu khác còn cho thấy, các nhà nghiên cứu còn tìm hiểu cách thức biến nhiều yếu tố trong lý thuyết của Pais thành một "vũ khí chỉnh sửa không thời gian", so với nó, "bom Hydro chỉ như một quả pháo".
Tất nhiên, trên thực tế, tất cả các thiết bị thử nghiệm lý thuyết mơ hồ này đều chưa cho thấy kết quả thực tế dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng việc Hải quân Mỹ rót đến gần nửa tỷ USD vào các dự án này cho thấy, cơ quan này thực sự tin tưởng vào mức độ khả thi cũng như tiềm năng của chúng trong tương lai.
Trong nhiều năm nay, cộng đồng quốc phòng Mỹ đã rót tiền cho nhiều thử nghiệm khoa học tưởng chừng như viễn tưởng để tìm kiếm các ưu thế quân sự mới chống lại kẻ thù của họ. Cơ quan tình báo Mỹ CIA còn từng thí nghiệm năng lực telekinesis (khả năng dịch chuyển từ xa), cho đến các công nghệ truyền giọng nói vào đầu người khác từ xa.

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II
Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Những điều cần biết về cuộc thi Army Games 2021
Army Games (hay Hội thao quân sự quốc tế) là một cuộc thi thể thao quân sự đa quốc gia do Bộ Quốc phòng Nga làm nhà tổ chức chính.

Nga chế tạo loại dù vô hình có thể nhảy ở độ cao 10km
Stayer là một hệ thống dù dạng cánh, cho phép nhảy từ độ cao 700- 10.000m, trong điều kiện Bắc Cực với tải trọng tối đa lên đến 180kg, TASS đưa tin.

Súng máy bộ binh Vickers dùng bắn từ máy bay chiến đấu vào đầu thập niên 1910
Khẩu Vickers không chỉ là một loại súng máy uy lực một thời trên chiến trường mặt đất, nó cũng là thứ vũ khí mạnh được trang bị cho các máy bay tiêm kích đời đầu

El Mundo đánh giá cao chiếc xẻng của lực lượng đặc biệt Nga
Tờ El Mundo của Tây Ban Nha gọi xẻng bộ binh Nga là công cụ sinh tồn lý tưởng.

Top 5 trang bị quân sự đặc biệt của Quân đội Mỹ trong năm 2020
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, 2020 vẫn đánh dấu là năm Quân đội Mỹ nói chung, Lục quân Mỹ nói riêng giới thiệu hàng loạt trang bị, vũ khí mới hứa hẹn thay đổi bộ mặt chiến trường trong tương lai.
