Khuẩn E.coli mới: Sinh sản nhanh hơn, độc hơn

Các nhà khoa học đang đào xới chuỗi gene của chủng E.coli mới để tìm ra phương pháp chữa trị cho các bệnh nhân cũng như ngăn ngừa đại dịch tương tự trong tương lai.

Giá đỗ trồng ở một trang trại thuộc miền bắc nước Đức là nguồn gốc phát tán khuẩn E.coli chủng mới.
(Nguồn: Guardian)

Dù chuỗi gene của khuẩn E.coli chủng mới đã được sắp xếp, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ chủng vi khuẩn đang hoành hành tại châu Âu này đến từ đâu và tại sao lại có độc lực cao đến thế. Theo các chuyên gia dịch tễ học, chủng E.coli mới có thể là biến thể của một chủng được phát hiện cách đây một thập kỷ ở Đức.

Các điều tra viên Đức cho biết nguồn dịch bệnh là giá đỗ nhiễm khuẩn trồng tại một trang trại rau sạch ở miền bắc nước này. Tính đến nay, khuẩn này đã giết chết ít nhất 35 người và khiến 3.100 người mắc bệnh, trong đó có nhiều người bị suy thận nguyên trọng. Hầu hết bệnh nhân ở Đức, những người còn lại đến từ 13 nước châu Âu và Mỹ, phần lớn từng đến Đức.

Flemming Scheutz, giám đốc phòng thí nghiệm của Trung tâm điều phối thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Đan Mạch, nói rằng chủng khuẩn mới rất dễ tiếp nhận gene mới. E.coli liên tục tiến hoá và trao đổi gene với các chủng khác có trong người và động vật, nên có nhiều cơ hội để tăng độc lực.

Một số chủng E.coli trước đây cũng có độc lực cao, nhưng các nhà khoa học cần thêm một số mẫu nghiên cứu nữa để hiểu được hoạt động của chủng mới. Theo Stephen Smith, nhà vi sinh vật học ở ĐH Trinity (Ireland), chủng E.coli mới dường như bám vào ruột người theo một cách khác biệt, và sinh sản nhanh hơn các chủng khác. Đây là lý do tại sao chủng này lại gây chết người.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra khuẩn E.coli chủng mới có ít nhất 8 gene kháng nhiều loại thuốc kháng sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News