Kiến vàng điên đe dọa di sản thế giới tại Australia

Các nhà bảo tồn tại Australia kêu gọi tài trợ khẩn cấp từ chính quyền tiểu bang và liên bang để đối phó với một trong những loài xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới.

Các nhà bảo tồn hồi tháng 10 cảnh báo một trong những loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới có thể xâm nhập vào khu vực nhiệt đới ẩm ướt của bang Queensland, trừ khi có sự can thệp khẩn cấp từ chính quyền.

Loài kiến vàng điên (crazy yellow ant) có thể phun ra acid formic và lấn át các loài bản địa từ lâu đã trở thành một vấn đề ở miền Bắc đất nước, bao gồm Cairns - nơi chúng xâm chiếm khu vực có di sản thế giới.

Giờ đây, một nhóm làm việc cho Hội đồng Loài xâm lấn đã phát hiện ra một đợt xâm lấn gần Alligator Creek ở Townsville, cách các khu công viên được bảo vệ chưa đến 5 km. Các loài côn trùng này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.


Dấu vết về sự xâm lấn mới của kiến vàng điên đã được tìm thấy gần Alligator Creek, Townsville, cách khu vực di sản thế giới chưa đầy 5km. (Ảnh: Alamy/ Peter Yeeles).

Cuộc xâm lấn của côn trùng

Hội đồng Loài xâm lấn đã viết thư cho Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley và Bộ trưởng Nông nghiệp Queensland Mark Furner vào tháng 9 và đề nghị họ cùng tài trợ cho một chương trình quản lý hoặc diệt côn trùng khỏi thành phố ven biển này.

Giám đốc điều hành tổ chức, Andrew Cox, viết rằng các khu bảo tồn quan trọng đang gặp rùi ro do sự tự mãn của chính phủ và sự thiếu hụt nguồn cung để ngăn đàn kiến lây lan.

"Tình hình đang trở nên cấp bách hơn", ông Cox nói. "Chúng tôi cần các biện pháp kiểm soát tại đây. Nhưng Townsville không đủ nguồn lực để thực hiện việc này".

Đợt xâm lấn mới được phát hiện ở Townsville là đợt thứ năm được ghi nhận. Cox cho biết một đợt xâm lấn xảy ra gần khu dân cư của Nome đã được kiểm soát, tuy nhiên ba vùng xâm lấn khác đang mở rộng do ít được quản lý trong năm qua.

Đợt xâm lấn mới được tìm thấy nằm ở gần Alligator Creek, cách khu vực Mount Ellit của công viên quốc gia Bowling Green Bay 4,5 km. Cox cho biết công viên là nơi sinh sống của nhiều loài ếch và thằn lằn độc đáo, đồng thời cũng là nơi trú ngụ của một loài sên chỉ được tìm thấy gần đỉnh núi Elliot.

Một trong những đợt xâm lấn khác là tại Black River, cách vùng nhiệt đới ẩm khoảng 8 km về phía nam và gần với khu rừng bang Clemant - nơi trú ngụ duy nhất của loài tắc kè Gulbaru cực kỳ nguy cấp.

Kiến vàng điên thường săn mồi là côn trùng nhỏ và thằn lằn nhưng lại nguy hiểm đối với nhiều loài động vật, bao gồm chim và vật nuôi trong nhà - những loài có thể mù khi bị tấn công.

Loài vật có tập tính xâm lấn sẽ xâm nhập vào thảm thực vật và vườn tược. Chúng có thể dễ dàng lan rộng qua các hoạt động như đào, xới, di chuyển đất hay chất thải làm vườn.

Nỗ lực ngăn chặn xâm lấn

Phân tích nghiên cứu di truyền cho thấy hai đợt xâm lấn năm 2019 và 2020 ở cảng Shute, Whitsundays có liên quan sự bùng nổ của loài kiến này ở Townsville.


Kiến vàng điên là một trong những loài xâm lấn nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Peter Yeeles).

Hội đồng Loài xâm chiếm cho biết rất nhiều công sức đã được bỏ ra để kiểm soát được tình hình côn trùng hoang dã quanh khu vực Cairns. Dù vậy, từ khi tiền hỗ trợ bị cắt vài năm trước, hội đồng thành phố Townsville phải “tự thân vận động” mà không có trợ giúp từ chính phủ.

“Họ đang trong tình thế rất khó khăn”, Cox nói. “Họ cần 3 triệu USD một năm, chia đều giữa chính quyền bang và địa phương”.

Phát ngôn viên của bộ trưởng Môi trường Australia nói rằng họ đang xem lại bức thư và sẽ theo dõi phản hồi từ chính quyền Queensland.

“Chính phủ Australia có thể sẽ bị buộc phải can thiệp vào vấn đề quản lý côn trùng nếu mối nguy này ảnh hưởng tới tình hình môi trường của cả quốc gia, ví dụ như di sản thế giới Vùng nhiệt đới ẩm ướt của Queensland”, ông nói.

Ông cũng cho biết chính phủ đã dành ra 9 triệu USD trong vòng 3 năm để xử lý vấn đề xâm lấn của kiến vàng điên trong và tiếp giáp với khu vực di sản thế giới. Tuy nhiên, ông Cox nói rằng số tiền này chủ yếu dành cho Cairns và cần một lượng tài trợ nhỏ dành riêng cho Townsville.

Trong bức thư gửi đến Hội đồng Loài xâm lấn, Bộ trưởng Môi trường Queensland Furner nói rằng hội đồng cần chỉ ra cách ngăn chặn sự tái xâm lấn tại Townsville trong và sau khi ngăn chặn đợt xâm lấn này.

Ông Furner cũng thêm vào rằng kiến vàng điên không có khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn, có nghĩa là các cuộc xâm lấn mới có thể xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cận cảnh quá trình ve sầu

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"

Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Đăng ngày: 13/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News