Kính James Webb chụp được ảnh không thời gian bị bẻ cong
Ảnh chụp mới từ kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy cái nhìn thú vị về hiện tượng "thấu kính hấp dẫn" trong vũ trụ.
Thấu kính hấp dẫn là sự cong vênh của không thời gian theo nghĩa đen. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) giải thích rằng hiện tượng này xảy ra khi một thiên thể hoặc cấu trúc khối lượng lớn, như hố đen hoặc cụm thiên hà, làm biến dạng không thời gian đủ để ánh sáng bị bẻ cong rõ ràng xung quanh nó.
Một trong những hệ quả của thấu kính hấp dẫn là hiệu ứng phóng đại, cho phép các nhà thiên văn học nghiên cứu những vật thể quá mờ hoặc quá xa.
Cụm thiên hà SDSS J1226+2149 bị biến dạng do thấu kính hấp dẫn. (Ảnh: NASA/ESA)
Cụm thiên hà SDSS J1226+2149 được hiển thị trong hình ảnh này cách chúng ta tới 6,3 tỷ năm ánh sáng trong chòm sao Hậu Phát. Nhờ độ nhạy của camera cận hồng ngoại NIRCam trên kính viễn vọng không gian James Webb và hiện tượng thấu kính hấp dẫn gây ra bởi cụm thiên hà tiền cảnh, độ sáng của SDSS J1226+2149 được phóng đại lên rất nhiều và hiển thị dưới dạng "một vòng cung dài, sáng và méo mó" giống như cá ngựa.
Sự phóng đại này cho phép các nhà thiên văn học quan sát SDSS J1226+2 rõ ràng hơn để nghiên cứu môi trường đặc trưng của cụm thiên hà và sự hình thành của các ngôi sao trong đó.
Vị trí của cụm thiên hà SDSS J1226+2149 trên bầu trời. (Video: HubbleWebbESA)
Những quan sát mới không chỉ chứng minh khả năng của Webb mà còn cung cấp bộ dữ liệu chi tiết đáng giá cho cộng đồng thiên văn. NASA kỳ vọng các công cụ tiên tiến của Webb với "tầm nhìn trong như pha lê" sẽ mở ra những hiểu biết mới về hiện tượng thấu kính hấp dẫn và sự hình thành của các vật thể xa xôi.

Bắt được "núi lửa ngược đời" đang phun trào trên bầu trời
Quá trình theo dõi chặt chẽ sao chổi 29P/Schwassmann-Wachmann (29P) đã được đền đáp khi các nhà khoa học ghi nhận trực tiếp được cú phun trào dữ dội của một ngọn núi lửa băng bí ẩn.

Thấy gì từ vụ tên lửa mạnh nhất thế giới nổ giữa không trung
Vụ nổ tên lửa khổng lồ của SpaceX chỉ 4 phút sau khi phóng cho thấy mục tiêu đưa con người lên Mặt trăng và Hỏa tinh vẫn còn rất xa vời.

Nhật thực lai hiếm gặp nhìn từ vũ trụ
Vệ tinh thời tiết Himawari của Nhật Bản phát hiện nhật thực lai hôm 19/4 từ quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao 36.000km, cao gấp 10 lần Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Phát hiện rùng mình về vật thể vũ trụ khiến Trái đất suýt "tận thế"
Nhiều hành tinh khác ở nơi cách 160 năm ánh sáng không được may mắn như Trái Đất, đang bị các vật thể tương tự " lột bỏ" lớp hỗ trợ sự sống.

NASA "xây" Mặt trăng trong bể bơi khổng lồ
NASA cải tiến bể bơi 23,5 triệu lít nước của Phòng thí nghiệm Sức nổi Trung tính (NBL) thành môi trường giống Mặt Trăng để đào tạo phi hành gia.

Không phát hiện nguy cơ va chạm giữa Trái đất và các tiểu hành tinh trong 100 năm tới
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây cho biết cơ quan này không phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm giữa các tiểu hành tinh với Trái Đất trong ít nhất 100 năm tới.
