Kinh ngạc với loài vật nhỏ bé, nhưng có thể chạy 47 bước mỗi giây
Để thấy được sự "khủng khiếp" của con số này, bạn có thể hình dung một con mèo nhà đạt vận tốc chạy lên tới 193 km/h theo tỷ lệ kích thước tương ứng.
Báo săn là loài động vật chạy nhanh nhất trên cạn, nhưng số bước chạy mỗi giây của chúng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, một loài kiến nhỏ bé lại có khả năng di chuyển nhanh tới đáng kinh ngạc theo tỷ lệ chiều dài cơ thể của chúng, với 47 bước chạy mỗi giây, gấp khoảng 10 lần so với thành tích của Usain Bolt - người đang giữ kỷ lục thế vận hội và thế giới ở các nội dung chạy 100 mét.
Loai kiến nhỏ bé này có khả năng di chuyển nhanh tới đáng kinh ngạc.
Đó chính là kiến bạc Sahara là "ông vua tốc độ" trong thế giới kiến. Harald Wolf từ Đại học Ulm, Đức cho biết ông đã từng quan sát những cá thể được cho là có tốc độ đạt tới 1m/s, tức gấp trung bình 108 lần chiều dài cơ thể, khi chúng di chuyển trên các vựa muối của vùng Tunisia.
Để thấy được sự "khủng khiếp" của con số này, bạn có thể hình dung một con mèo nhà đạt vận tốc chạy lên tới 193 km/h theo tỷ lệ kích thước tương ứng.
Để làm được điều này, kiến bạc thực hiện 47 bước chạy mỗi giây bằng cách vung những cái chân dài từ 4-6mm của chúng với tốc độ lên tới 1300mm/s theo một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Sinh học Thực nghiệm.
Kiến bạc thực hiện 47 bước chạy mỗi giây.
Thậm chí, những con kiến gần như "bay" trên không trung trong trạng thái này, khi những bước chạy của nó khiến cả 6 chân và cơ thể được nhấc lên khỏi mặt đất. Tốc độ khủng khiếp này cho thấy sự tiến hóa để thích nghi của kiến bạc Sahara với môi trường sa mạc có nhiệt độ tới 60 độ C.
Theo đó, không giống như các sinh vật sa mạc khác, kiến rời nơi trú ẩn trong cái nóng gay gắt buổi trưa, vì đây là thời điểm quan trọng để kiếm mồi. Bữa ăn của chúng thường là xác của những sinh vật kém may mắn, đã không chống chọi được với cái nóng tàn khốc của sa mạc Sahara.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là loài kiến này có thể phối hợp chuyển động với nhau chính xác và nhuần nhuyễn, cho phép một nhóm có thể dễ dàng vận chuyển con mồi hoặc nhu phẩm thiết yếu về tổ với tốc độ không thua kém khi chúng chạy nước rút là bao.

Loài kiến có thể đánh hơi "mùi" ung thư ở người
Các nhà khoa học Pháp đã tìm ra loài kiến có khả năng đánh hơi các tế bào ung thư trong cơ thể người và có thể sử dụng để chẩn đoán ung thư trong tương lai.

Mỹ sắp thả 2,4 tỷ con muỗi biến đổi gene ra ngoài môi trường
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) cấp phép cho công ty Oxitec thả hàng tỷ con muỗi biến đổi gene ở Florida và California để ngăn truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.

Các nhà khoa học phát hiện ra cách đàn mối toàn con cái tồn tại
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết cộng đồng mối cái gỗ khô từ Nhật Bản là kết quả của quá trình lai tạo ngẫu nhiên.

Côn trùng mất khứu giác vì ô nhiễm không khí, loài người tự đi mà thụ phấn cho cây
Hậu quả sẽ là thứ mà chúng ta và con cháu chúng ta phải gánh chịu.

Cận cảnh các loài cây lá kim độc đáo nhất thế giới (Phần 2)
Không phải mọi loài cây lá kim đều có lá dạng kim mà đôi khi là dạng phiến thẳng hoặc vảy dẹt. Nhiều loài là " quán quân" trong giới thực vật về kích thước.

Cận cảnh các loài cây lá kim độc đáo nhất thế giới (Phần 1)
Gồm các loài thông, bách, tuyết tùng..., cây lá kim là một nhóm thực vật cổ xưa, có thể tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
