Lại sắp có thêm sao chổi rực sáng hơn cả sao Kim trên bầu trời

Một sao chổi mới có tên A11bP71 được phát hiện vào ngày 27/9 bởi Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS) có độ sáng rất cao khi vượt cả Sao Kim, trở nên lấp lánh trên bầu trời đêm.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), sao chổi C/2023 A3 đang sáng lên rất nhanh. Hiện tại, sao chổi này có độ sáng biểu kiến là 1,7 và nằm trong khu vực của chòm sao hoàng đạo Leo (Sư tử).

Tuần đầu tháng 10 cũng chính là cơ hội cuối cùng để quan sát C/2023 A3 trên bầu trời buổi sáng. Sau thời gian này, nó sẽ ẩn mình trong ánh sáng Mặt trời một thời gian trước khi trở lại bầu trời buổi chiều sau ngày 12/10 với màn trình diễn ấn tượng hơn rất nhiều.

Lại sắp có thêm sao chổi rực sáng hơn cả sao Kim trên bầu trời
Sao chổi rực sáng bầu trời là hiện tượng thiên văn thu hút sự quan tâm.

Sau C/2023 A3, cuối tháng 10, một sao chổi nữa có thể tiếp tục thắp sáng bầu trời. Cụ thể, một sao chổi mới có tên A11bP71 được phát hiện vào ngày 27/9 bởi Hệ thống cảnh báo cuối cùng về tác động của tiểu hành tinh (ATLAS). Theo tính toán ban đầu, nó là một sao chổi thuộc họ Kreutz sungrazer (những sao chổi có quỹ đạo đi đến rất gần Mặt trời và tiếp xúc với nhiệt độ cực kỳ cao ở điểm cận nhật). Theo dự kiến, sao chổi này sẽ đạt vị trí cận nhật vào ngày 28/10 sắp tới và có thể đạt tới độ sáng biểu kiến là – 6, tức là sáng hơn sao Kim khoảng 3 lần

Do là một sao chổi còn khá mới, các yếu tố quỹ đạo của nó vẫn chưa được làm rõ. Nó hoàn toàn có thể kết thúc bằng cách đâm vào Mặt trời hoặc trong trường hợp không có vụ va chạm nào xảy ra, nó vẫn có thể tan rã ngay sau điểm cận nhật.

Trong quá trình di chuyển đến điểm cận nhật, từ Nam Bán Cầu có thể quan sát tốt sao chổi này, trong khi từ Bắc Bán Cầu, bạn chỉ có thể nhìn thấy một phần đuôi của nó.nếu sống sót ở điểm cận nhật, A11bP71 thậm chí có thể nhìn thấy trên bầu trời ban ngày ngay cạnh đĩa sáng Mặt trời trước khi nó di chuyển xa hơn về phía Bắc, tạo điều kiện cho những quan sát sau điểm cận nhật ở Bắc Bán Cầu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Du hành vũ trụ làm suy yếu trái tim: Thách thức cho các phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá không gian!

Du hành vũ trụ làm suy yếu trái tim: Thách thức cho các phi hành gia trong các sứ mệnh khám phá không gian!

Việc du hành trong không gian kéo dài đã được chứng minh là gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ thể con người.

Đăng ngày: 02/10/2024
Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái đất để tiếp nhiên liệu.

Đăng ngày: 02/10/2024

"Siêu trăng" sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10

Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng thứ 3 trong năm nay vào ngày 17/10.

Đăng ngày: 02/10/2024
Phóng ra từ lỗ đen,

Phóng ra từ lỗ đen, "rồng xanh" kinh dị khiến mọi thứ phát nổ

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được một vật thể khủng khiếp dài tận 3.000 năm ánh sáng, được sinh ra từ lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 02/10/2024
Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bộ đồ phi hành gia đổ bộ Mặt trăng

Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bộ đồ phi hành gia đổ bộ Mặt trăng

Cuối tuần qua, Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) lần đầu tiên công bố thiết kế bên ngoài của bộ đồ dành cho phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng.

Đăng ngày: 01/10/2024
NASA chụp được “thần chết bất tử” của vũ trụ

NASA chụp được “thần chết bất tử” của vũ trụ

Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu bất thường giống những ngọn đèn nhấp nháy, " xuyên không" từ nơi vũ trụ bắt đầu.

Đăng ngày: 01/10/2024

"Xuyên không" 13 tỉ năm, vật thể lạ tiết lộ cách vũ trụ bắt đầu

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được loại vật thể chưa từng thấy, là " liên kết bị thiếu" trong lịch sử vũ trụ.

Đăng ngày: 01/10/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News