Làm thế nào mà loài nhện Tarantula nhỏ bé có thể “đi khắp đó đây”?

Nhện Tarantula được xem là một "kẻ nghiện nhà" thực thụ khi mà con cái hiếm khi rời khỏi hang, nhện con bám sát nơi chúng nở ra và con đực trưởng thành chỉ di chuyển khi chúng tìm kiếm bạn tình. Tuy nhiên, họ nhện này lại được tìm thấy trên toàn thế giới, sinh sống ở tất cả các lục địa chỉ trừ lục địa Nam Cực. Làm thế nào mà chúng trở nên phổ biến như vậy?

Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm nguồn gốc hơn 100 triệu năm trước của họ nhện Tarantula, xây dựng cây phả hệ của loài này dựa trên manh mối phân tử từ cơ sở dữ liệu hiện có về hệ phiên mã của nhện (phần mã hóa protein của bộ gen, được tìm thấy trong axit ribonucleic, hoặc RNA).


Nhện Tarantula.

Sau khi tạo cây phả hệ, họ sắp xếp các loài thuộc họ Tarantula theo dòng thời gian của các hóa thạch nhện để ước tính thời gian và địa điểm những con nhện xuất hiện và phân tán.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tarantulas xuất hiện lần đầu tiên vào kỷ Phấn Trắng ở khu vực châu Mỹ ngày nay. Vào thời điểm đó, châu Mỹ vẫn còn là một phần của siêu lục địa Gondwana khổng lồ. Nhện Tarantula cổ đại đã sinh sôi nảy nở trên các vùng đất liền nhau, từ châu Mỹ sang châu Phi, Úc và Ấn Độ. Sau đó, lục địa Gondwana bị tách rời, Ấn Độ tách khỏi Madagascar và sát nhập với châu Á - mang cả nhện lông tới lục địa này.


Siêu lục địa Gondwana vào 200 triệu năm trước

Các tác giả nghiên cứu cho biết, chỉ có hai hóa thạch Tarantula được tìm thấy, cả hai đều được bảo quản trong hổ phách: Một hóa thạch đến từ Mexico, khoảng 16 triệu năm tuổi, còn lại đến từ Myanmar và khoảng 100 triệu năm tuổi.

Do hóa thạch Tarantula rất hiếm, các nhà nghiên cứu cũng thu thập dữ liệu từ các giống nhện có liên quan trong nhóm Mygalomorphae - nhóm nhện bao gồm nhện Tarantula và các loài nhện lớn khác.

Sau khi xây dựng một cây phả hệ từ dữ liệu phiên mã của 29 loài Tarantula và 18 loài Mygalomorph khác, các nhà khoa học đã căn chỉnh thời gian xuất hiện của các loài trên cây phả hệ bằng cách sử dụng dữ liệu từ các hóa thạch. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu tính toán tuổi của các giống nhện tarantula và ước tính thời điểm tổ tiên của loài Tarantula hiện đại lan rộng khắp thế giới.

Lịch sử của loài nhện Tarantula

Theo các nhà nghiên cứu, nhện Tarantula xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Mỹ vào khoảng 120 triệu năm trước. Loài nhện là tổ tiên của nhện Tarantula ở châu Phi đã xuất hiện cách đây khoảng 112 triệu đến 108 triệu năm. Khoảng 108 triệu năm trước, nhện Tarantula bắt đầu sinh sống ở Ấn Độ ngày nay. Ấn Độ tách khỏi Madagascar từ 95 triệu đến 84 triệu năm trước, và trôi dạt về phía châu Á; vụ sát nhập này bắt đầu từ 58 triệu đến 35 triệu năm trước, đã đưa loài Tarantula đến lục địa da vàng.

Tuy nhiên, trước khi xuất hiện ở châu Á, nhện Tarantula Ấn Độ đã chia thành 2 nhóm với lối sống khác nhau: nhóm chủ yếu sống trên cây và nhóm chủ yếu sống trong hang. Nhóm sống trên cây có tên Ornithoctoninae, (còn được gọi là nhện hổ đất) đã phát triển ở châu Á muộn hơn 20 triệu năm so với nhóm nhện đào hang.


Nhện hổ đất sống trên cây, thuộc họ Tarantula.

Saoirse Foley, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh chia sẻ:"Trước đây, chúng tôi không coi tarantulas là loài thích nghi tốt với môi trường mới, nhưng sự phân tán rộng rãi của cả hai nhóm nhện đã khiến chúng tôi phải nghĩ lại".

Sự sinh trưởng và phát triển của nhóm Ornithoctoninae vào châu Á cho thấy loài nhện Tarantula có khả lấp đầy các hốc sinh thái và thích nghi tốt với môi trường sống mới. Sự phổ biến của loài này trên toàn thế giới không chỉ dựa vào sự trôi dạt của các lục địa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News