Lần đầu phát hiện tín hiệu vô tuyến từ hành tinh ngoài Hệ Mặt trời
Một hành tinh trong chòm sao Mục Phu đang phát xạ vô tuyến dữ dội và được các nhà khoa học Pháp nắm bắt thông qua kính viễn vọng vô tuyến.
Công trình vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Astronomycal & Astrophysics, thực hiện bởi nhóm tác giả từ Đài thiên văn Paris thuộc Đại học Paris Sciences et Lettres và Đại học Orléans (Pháp).
"Tín hiệu từ hệ sao Tau Bootes, chứa một ngôi sao đôi và một ngoại hành tinh. Chúng tôi phát hiện ra rằng sự phát xạ đến từ chính hành tinh đó nhờ cường độ và độ phân cực của tín hiệu vô tuyến" - tiễn sĩ Jake D. Turner từ Đài thiên văn Paris giải thích.
Ảnh mô tả hành tinh có từ trường mạnh mẽ đang phát xạ vô tuyến và được đài quan sát của Trái Đất bắt được - Ảnh: ĐẠI HỌC CORNELL).
Tín hiệu vô tuyến vô cùng mạnh mẽ như những vụ nổ, không phải là một tín hiệu từ nền văn minh ngoài Trái Đất, nhưng lại là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy hành tinh đó có một cơ hội là thế giới sống được, vì nó có từ trường. Trên Trái Đất, chính từ trường là lớp bảo vệ giúp hành tinh không bị xói mòn bởi gió mặt trời và các tia vũ trụ, cũng như giữ được bầu khí quyển ổn định.
Trích dẫn nghiên cứu, Sci-Tecch Daily cho hay việc giải mã các tín hiệu vô tuyến được phát xạ này sẽ giúp các nhà khoa học biết được đặc tính khí quyển của hành tinh đó cũng như cách nó tương tác với sao mẹ, dù nó cách chúng ta tới 51 năm ánh sáng.
Nghiên cứu được thực hiện qua 100 giờ quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến Mảng tần số thấp (LOFAR) đặt tại Hà Lan. Đây là một khởi đầu đáng mừng cho thấy việc nghiên cứu sâu các hành tinh cách 40-100 năm ánh sáng bằng cách nắm bắt sóng vô tuyến phát xạ từ chúng là hoàn toàn khả dĩ, mở đường cho một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
