Lần đầu tiên ghép thận từ người hiến tạng bị nhiễm HIV

Một ca ghép thận hi hữu mới đây đã được các bác sỹ phẫu thuật tại Đại học Johns Hokins ở Baltimore, Mỹ, tiến hành, trong đó người được ghép thận và người hiến tạng còn sống đều nhiễm virus HIV.

Một ca ghép thận hi hữu mới đây đã được các bác sỹ phẫu thuật tại Đại học Johns Hokins ở Baltimore, Mỹ, tiến hành, trong đó người được ghép thận và người hiến tạng còn sống đều nhiễm virus HIV.

Đây là ca ghép thận đầu tiên trên thế giới với điểm đặc biệt như vậy.


Bệnh nhân sau khi được tiến hành ghép thận. (Nguồn: baltimoresun.com).

Chia sẻ trước báo giới ngày 28/3, 3 ngày sau cuộc phẫu thuật, người hiến tạng, chị Nina Martinez, 35 tuổi cho biết tình hình sức khỏe của bản thân đều ổn.

Trong khi đó, Giáo sư Christine Durand thuộc Khoa ung bướu và dược phẩm thuộc Đại học Johns Hokins cho biết sức khỏe của người được ghép thận (không công khai danh tính) cũng chuyển biến tích cực.

Hiện công việc của bác sỹ là theo dõi sức khỏe của bệnh nhân và có phác đồ trị liệu hậu phẫu dài lâu.

Trước khi tiến hành cuộc phẫu thuật này, các bác sỹ cho rằng quá rủi ro khi bệnh nhân nhiễm HIV chỉ còn 1 quả thận. Tuy nhiên, với sự tin tưởng vào hiệu quả các loại thuốc kháng virus giúp người bệnh có cuộc sống bình thường hiện nay, cuộc phẫu thuật vẫn diễn ra.

Mỗi năm, tại Mỹ, có hàng nghìn người tử vong trong khi chờ đợi ghép nội tạng. Trong khi đó, theo số liệu của Đại học Johns Hokins, có khoảng 500 đến 600 bệnh nhân HIV có thể hiến trạng mỗi năm và điều này có thể giúp ích cho khoảng 1.000 người cùng nhiễm virus này.

Cho đến nay mới chỉ diễn ra các ca phẫu thuật ghép tạng giữa các bệnh nhân nhiễm virus HIV và người hiến tạng là bệnh nhân nhiễm HIV đã tử vong hoặc người có sức khỏe bình thường.

Năm 2016, Đại học Johns Hokins lần đầu tiên được cấp phép tiến hành ca cấy ghép, tuy nhiên, do việc tìm kiếm người hiến tạng thích hợp đã khiến ca phẫu thuật trì hoãn cho đến nay.

Ca phẫu thuật này đánh dấu sự đột phá của ngành y học trong việc chăm sóc người nhiễm HIV hiện nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau

Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa

Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Đăng ngày: 22/04/2025
Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể

Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Đăng ngày: 22/04/2025
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News