Lần đầu tiên trên thế giới, robot chở đạn ra chiến trường
Quân đội Nga đã phát triển và sử dụng một robot có tên Rùa để vận chuyển đạn dược cho binh sĩ trong khu vực chiến đấu.
Konstantin Bagdasarov - giám đốc điều hành của công ty phát triển robot Argo có trụ sở tại Nga - nói với Hãng thông tấn RIA Novosti: Robot Rùa (Turtle) đã được sử dụng ở Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LPR).
Robot Rùa trên chiến trường - (Ảnh: RIA).
"Nguyên mẫu của robot Rùa hiện đang hoạt động tại LPR, tạo đường dây liên lạc giữa các nhóm quân đội Nga. Nhiệm vụ chính của nó là cung cấp đạn dược và thực phẩm. Đặc biệt, robot còn vận chuyển mìn cho các nhóm binh sĩ”, ông Bagdasarov nói với các phóng viên.
Theo Bagdasarov, robot có thể vận chuyển tới 500kg ở khoảng cách xa 5km. Vì robot chạy bằng điện nên nó không tạo ra tiếng ồn hoặc “phát sáng” trong quang phổ nhiệt. Nó cũng khó bị phát hiện bằng mắt thường do tầm vóc khiêm tốn: cao chưa tới 1m.
Robot được thiết kế để hỗ trợ binh lính bộ binh nên tốc độ di chuyển nhanh nhất chỉ 10km/h, vì vậy mới có biệt danh Rùa. Bagdasarov cũng lưu ý rằng robot có thể theo dõi thẻ vô tuyến mà nhóm binh sĩ mang theo.
Hiện nay công ty đang phát triển thêm các robot Rùa có bản đồ điện tử của khu vực, thiết bị laser viễn thám để quét mặt đất và hệ thống liên lạc vệ tinh. Những phiên bản mới sẽ lớn hơn và có khung gầm, bánh xe và đường ray riêng biệt.
Nhiều thông tin cho biết Nga và Ukraine đang chuyển sang sử dụng "robot thô sơ" để thay thế binh lính trong chiến đấu.
Nga trước đây đã đưa vào sử dụng một robot chiến đấu có tên Marker, có thể tự động nhận dạng và tấn công các mục tiêu được chỉ định trước.
Họ cũng đang thử nghiệm một loại robot khác trên chiến trường Ukraine là Zubilo, một phương tiện tấn công mặt đất nặng 13,3 tấn với khả năng mang tải trọng tới 2,7 tấn.
Zubilo có khả năng chống chịu các thiết bị nổ, đồng thời thực hiện một số chức năng bổ sung, như phân phối đạn, vận chuyển hàng hóa, sơ tán thương binh và thậm chí cung cấp năng lượng cho radio và trực thăng 4 cánh.
Cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành nơi thử nghiệm công nghệ mới, với các hệ thống tự hành ngày càng phổ biến. Trong bối cảnh đó, vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống tự hành trong cuộc chiến đang thu hút sự chú ý toàn cầu.

Mỹ phát triển tên lửa hành trình siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới
HACM, được phát triển cho Mỹ và Australia, là tên lửa hành trình siêu vượt âm phóng từ trên không được thiết kế để tấn công nhanh các mục tiêu trên mặt đất.

Vượt Mỹ, Trung Quốc chế tạo thành công loại vũ khí sở hữu công nghệ cao như bước ra từ “phim viễn tưởng”
Việc phát triển thành công súng từ trường đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này – SCMP cho hay.

Tận mục vũ khí công thành có sức hủy diệt khủng khiếp thời cổ đại
Từ thế kỷ 12, máy bắn đá Trebuchet trở thành vũ khí công thành phổ biến trên nhiều chiến trường.

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh
Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Panjandrum – Vũ khí thử nghiệm thảm họa trong Thế chiến II
Theo trang allthatsinteresting.com, trong Thế chiến thứ hai, quân Đồng minh đã thử nghiệm nhiều vũ khí mới. Có một phát minh chưa bao giờ vượt qua giai đoạn chế tạo nguyên mẫu.

Vũ khí đáng sợ bậc nhất thời Trung Cổ vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay
Vũ khí chết người mệnh danh "Ngọn lửa Hy Lạp" dường như bất chấp các định luật vật lý và khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt hàng thế kỷ.
