Lần đầu truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người

Các nhà khoa học Anh đã truyền hồng cầu nuôi cấy từ phòng thí nghiệm cho người, Guardian đưa tin ngày 7/11. Đây là cuộc thử nghiệm đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực này.

Các hồng cầu được sử dụng là sản phẩm nuôi cấy từ tế bào gốc của người cho. Các tế bào gốc này được đặt trong một dung dịch dinh dưỡng trong 18-21 ngày, giúp chúng có thể nhân lên và phát triển thành tế bào hoàn chỉnh. Các nhà khoa học cho biết họ cần tới 24 lít dung dịch dinh dưỡng để nuôi cấy 1-2 thìa cà phê hồng cầu.

Lần đầu truyền máu nuôi trong phòng thí nghiệm cho người
Các hồng cầu trong thử nghiệm được nuôi cấy từ tế bao gốc của người cho. (Ảnh: Reuters).

Những người đã được truyền hồng cầu là hai tình nguyện viên khỏe mạnh, Guardian cho biết. Các hồng cầu “nhân tạo” được đánh dấu sinh học, giúp chúng có thể được theo dõi trong 6 tháng sau khi được truyền vào cơ thể người nhận. Cả hai người này đều không gặp phản ứng phụ.

Theo giới chuyên gia, thí nghiệm này có thể đem lại hai lợi ích trước mắt. Đầu tiên, nó giải quyết tình trạng thiếu người cho hồng cầu với các nhóm máu hiếm - đặc biệt với các bệnh nhân mắc chứng hồng cầu hình liềm hay tan máu bẩm sinh, vốn cần truyền máu thường xuyên.

Thứ hai, các hồng cầu “nhân tạo” được cho có khả năng sống lâu hơn hồng cầu “tự nhiên”, giúp giảm tần suất truyền máu cho các bệnh nhân này. Các nhà khoa học sẽ làm thực nghiệm để xác định xem dự đoán trên có đúng hay không.

“Thử nghiệm thách thức và thú vị này là bước đệm to lớn tiến tới sản xuất máu từ tế bào gốc”, giáo sư Ashley Toye tại Đại học Bristol, nói. “Đây là lần đầu tiên máu được nuôi cấy ở phòng thí nghiệm (từ tế bào gốc của người cho) được truyền vào cơ thể. Chúng tôi hào hứng theo dõi các tế bào sẽ vận hành thế nào vào cuối cuộc thử nghiệm”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

Nghiên cứu cho thấy: Có thể mắc bệnh Alzheimer vì ngoáy mũi

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Griffith cho rằng, thói quen ngoáy mũi có thể gây ra bệnh Alzheimer - một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi.

Đăng ngày: 08/11/2022
Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Em bé có cách chào đời đặc biệt khiến giới khoa học tranh cãi

Cậu bé được ví như một phép màu khi sinh ra từ tinh trùng của bố được lưu trữ cách đây 26 năm.

Đăng ngày: 07/11/2022
Tất cả điều cần biết về cúm gia cầm

Tất cả điều cần biết về cúm gia cầm

Sau sự xuất hiện của ca mắc cúm gia cầm A(H5) sau 8 năm, bệnh lý này đang nhận được nhiều quan tâm cũng như lo ngại của cộng đồng.

Đăng ngày: 07/11/2022
Có thể bạn chưa biết: Đi bộ dưới mưa lạnh giúp cải thiện sức khỏe

Có thể bạn chưa biết: Đi bộ dưới mưa lạnh giúp cải thiện sức khỏe

Theo Guardian, thời tiết không thuận lợi ngăn con người đi dạo ngoài trời nhưng trên thực tế, nó mang lại lợi ích không ngờ cho sức khỏe.

Đăng ngày: 06/11/2022
Quy tắc 333 giúp hạn chế sự lo lắng

Quy tắc 333 giúp hạn chế sự lo lắng

Quy tắc này được hoạt động bằng ba bước đơn giản nhưng thực sự giúp xua đuổi những suy nghĩ căng thẳng.

Đăng ngày: 06/11/2022

"Dị nhân" tay không có móng, không dấu vân tay

Hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội gây sốc.

Đăng ngày: 05/11/2022
Trung Quốc cấy ghép thành công nội tạng lợn trên khỉ

Trung Quốc cấy ghép thành công nội tạng lợn trên khỉ

Các nhà khoa học tại Bệnh viên Tây Kinh đã cấy ghép nhiều cơ quan nội tạng từ một con lợn vào 4 con khỉ, ba trong số đó sống sót đến nay.

Đăng ngày: 04/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News