Lộ diện quái thú "lương long" chưa từng biết đến ở Mỹ
Loài mới Ardetosaurus viator thuộc về dòng dõi của những quái thú dài nhất từng bước đi trên hành tinh.
Theo Sci-News, những mảnh xương hóa thạch của một con quái thú bí ẩn được khai quật hơn 3 thập kỷ trước từ mỏ đá Howe-Stephens ở thành hệ Morrison, phía Bắc Wyoming (Mỹ), cuối cùng cũng được phân loại thành công.
Loài quái thú mới được khai quật ở Mỹ - (Ảnh đồ họa: Ole Zant).
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Tom van der Linden từ Oertijdmuseum (một bảo tàng lịch sử tự nhiên ở Hà Lan) đã đặt tên cho nó là Ardetosaurus viator, một loài lương long hoàn toàn mới.
Lương long, tức siêu họ Diplodocoidea, là một nhánh thuộc đại gia tộc khủng long chân thằn lằn (Sauropod), bao gồm một số loài vật dài nhất từng bước đi trên hành tinh.
Chúng có đặc điểm chung là cổ dài, đuôi dài, thân hình phốp pháp, nặng nề với 4 chân to như cột đình.
So với các Sauropod khác, thân hình lương long có phần "thon thả" hơn, cổ rất dài và đuôi cũng rất dài.
Nhóm này được biết đến ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi, sống từ 161 đến 135 triệu năm trước.
Trong đó, loài quái thú vừa lộ diện ở Mỹ khoảng 150 triệu tuổi, tức sống vào giữa kỷ Jura.
Ardetosaurus viator cũng là mẫu vật Sauropod trưởng thành về mặt giải phẫu đầu tiên được mô tả tại mỏ đá Howe-Stephens, nơi một số loài họ hàng của nó cũng từng được phát hiện.
Mẫu vật này cũng cho thấy một số đặc điểm chuyển tiếp ở xương vùng cổ - lưng và đốt sống đuôi, các bằng chứng cho thấy nó đang tiến hóa dần về mặt hình thái để phù hợp hơn với môi trường.
Nó góp thêm dữ liệu cho thấy gia tộc Sauropod khổng lồ đã tiến hóa đa dạng và nhanh chóng đến mức nào để trở thành một trong những nhóm khủng long phong phú nhất vào kỷ Phấn Trắng sau đó.
Nghiên cứu về loài quái thú mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Palaeontologia Electronica.

Có bao nhiêu thủy ngân trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Lăng Tần Thủy Hoàng, công trình kiến trúc lăng mộ vĩ đại của vị hoàng đế đầu tiên Trung Hoa, luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và du khách.

Phát hiện mới nhất về loài cây có hoa đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loài cây có hoa đầu tiên trên Trái đất, Montsechia Vidalii, sống cách đây khoảng 125-130 triệu năm.

Thành cổ nghìn năm nằm sâu dưới đáy hồ nước sạch nhất Trung Quốc
Năm 2009, người ta phát hiện ở hồ Thiên Đảo có một số di chỉ văn hóa và mộ cổ, trải dài từ các thời kỳ xa xưa như Đồ đá, Xuân Thu Chiến Quốc...

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp Giza
Nhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng.

Những lăng mộ cổ đại đều bị đóng chặt từ bên trong, làm thế nào để người thợ cuối cùng thoát ra?
Lăng mộ thời cổ đại, đặc biệt là lăng tẩm của hoàng thất đều được xây dựng với những thiết kế đầy bí ẩn mà đến thời nay chúng ta vẫn rất khó để tìm ra lời giải.

Đi câu cá dưới sông, người nông dân vô tình vợt được "quốc bảo" rùa "kỳ bí" với 4 mũi tên cắm lưng
Lần đầu tiên một quốc bảo là con rùa bằng đồng với 4 mũi tên và 32 chữ khắc trên lưng có niên đại hơn 3000 năm lịch sử lại gây chú ý của giới khảo cổ.
