Lộ diện siêu Trái đất màu đỏ rực giống trong phim "Star Wars"

Các nhà khoa học vừa phát hiện một siêu Trái đất cực đoan với bề mặt thậm chí còn nóng hơn một số ngôi sao trong vũ trụ.

Siêu Trái đất TOI-6713.01 nằm cách chúng ta khoảng 66 năm ánh sáng, sở hữu nhiều núi lửa đến nỗi bề mặt nóng chảy của nó tỏa ra một màu đỏ rực đáng sợ.

Một số nhà khoa học so sánh với hành tinh giả tưởng Mustafar, một thế giới dung nham trong phim "Star Wars" (Chiến tranh giữa các vì sao), theo Space.com.

Lộ diện siêu Trái đất màu đỏ rực giống trong phim Star Wars
Siêu Trái đất TOI-6713.01 có màu đỏ rực như hành tinh giả tưởng Mustafar - (Ảnh đồ họa AI).

Trong khi đó, TS Stephen Kane từ Đại học California ở Riverside (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết nó gần như mặt trăng Io của sao Mộc, một thế giới có hàng trăm ngọn núi lửa phun trào suốt ngày đêm.

Tuy vậy, Io được coi là phiên bản "đã thuần hóa" của TOI-6713.01, bởi ngoại hành tinh này hoạt động núi lửa dữ dội hơn nhiều, khiến mọi nơi trên bề mặt của nó luôn ngập tràn dung nham đang nóng chảy.

Theo bài công bố nghiên cứu trên The Astronomical Journal, TOI-6713.01 là một hành tinh đá lớn hơn địa cầu 30% nên được gọi là siêu Trái đất. Nó quay quanh ngôi sao mẹ HD 104067 chỉ mất 2,2 ngày Trái đất mỗi vòng và ở khoảng cách chỉ 4,57 triệu km.

Hệ sao này còn có 2 thế giới khác, bao gồm một hành tinh đá nằm cách sao mẹ khoảng 15,8 triệu km và một hành tinh khí khổng lồ nằm cách sao mẹ khoảng 40 triệu km.

Cả ba khoảng cách nói trên đều là ngắn. Trong Thái Dương hệ, hành tinh trong cùng là sao Thủy đã nằm cách Mặt trời 46 triệu km ở điểm cận nhật và 69,82 triệu km ở điểm viễn nhật.

Giống như sao Thủy, quỹ đạo của TOI-6713.01 có hình elip khá dẹt. Trong trường hợp của sao Thủy, khoảng cách với Mặt trời đủ xa để không thực sự bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thiêu đốt lúc gần, lúc xa khi ở điểm cận nhật và viễn nhật.

Tuy nhiên, siêu Trái đất "hỏa ngục" nói trên lại gần đến mức gần như "chạm mặt" với ngôi sao của nó, vì vậy chịu lực hấp dẫn rất lớn.

Tương tác hấp dẫn liên tục kéo căng hành tinh, xoắn phần bên trong nóng chảy, tạo ra hiệu ứng thủy triều cực đoan.

Chính hiện tượng này đã cung cấp nguồn năng lượng để các núi lửa trên TOI-6713.01 hoạt động liên miên.

Bề mặt nóng chảy của hành tinh lên tới 2.327 độ C, tức thậm chí còn nóng hơn nhiều ngôi sao trong vũ trụ.

Các nhà khoa học đã tìm ra hành tinh này khi gạn lọc kỹ lưỡng dữ liệu từ TESS, một "thợ săn ngoại hành tinh" của NASA, chuyên đi tìm kiếm các thế giới giống Trái đất với hy vọng xác định một nơi có sự sống.

TOI-6713.01 chắc chắn không thể sống nổi, nhưng là một ví dụ cho thấy thế giới các ngoại hành tinh vô cùng phong phú và có nhiều dạng cực đoan ngoài sức tưởng tượng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão địa từ mạnh nhất 21 năm tạo cực quang khắp thế giới

Bão địa từ mạnh nhất 21 năm tạo cực quang khắp thế giới

Từ ngày 10/5 đến ngày 13/5, người dân trên khắp thế giới được chiêm ngưỡng cực quang đẹp mắt khi từ trường Trái đất trải qua nhiễu loạn lớn nhất từ tháng 10/2003.

Đăng ngày: 14/05/2024
Người khuyết tật có thể trở thành phi hành gia

Người khuyết tật có thể trở thành phi hành gia

Cựu vận động viên khuyết tật John McFall đang hợp tác với ESA trong một nghiên cứu mang tính đột phá để xem liệu người khuyết tật có thể sống và làm việc trong không gian hay không.

Đăng ngày: 14/05/2024
Lần đầu chụp được ảnh cận cảnh rác vũ trụ cỡ lớn nặng 3 tấn

Lần đầu chụp được ảnh cận cảnh rác vũ trụ cỡ lớn nặng 3 tấn

Việc tiếp cận rác vũ trụ cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đụng vào nó mở đường cho việc dọn dẹp rác vũ trụ trong tương lai.

Đăng ngày: 14/05/2024
Trung Quốc phóng vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Trung Quốc phóng vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Vệ tinh Smart SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao 20.000 km, trang bị công nghệ tân tiến nhằm cung cấp Internet tốc độ cao cho người dùng toàn cầu.

Đăng ngày: 13/05/2024
Khám phá

Khám phá "gây sốc" của kính viễn vọng James Webb

Bằng việc sử dụng kính thiên văn James Webb, các nhà thiên văn học đã thực hiện khám phá đáng ngạc nhiên về lượng khí thải methane đến từ một sao lùn nâu hay còn gọi là " ngôi sao thất bại".

Đăng ngày: 13/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News