Lý do hàng loạt cây xanh ở Hà Nội bật gốc sau bão số 3 (Yagi)
Sau trận bão số 3, hàng loạt cây xanh đã bật gốc, gãy đổ. Giới kiến trúc sư đã chỉ ra lý do vì sao cây xanh ở Hà Nội dễ bật gốc và cũng góp ý Thủ đô nên thay đổi lại cách trồng cây trên phố.
Bão số 3 quét qua Hà Nội đã khiến rất nhiều cây xanh trên địa bàn Thủ đô bật gốc, gãy đổ. Theo báo cáo nhanh của Hà Nội, tính đến 19h đêm 7/9 có 2.455 cây đổ và 273 cành gãy.
Cây lớn gãy đổ vào nhà dân, công trình, tài sản; khiến 1 người thiệt mạng, 6 xe máy và 13 ô tô bị hư hỏng do bão.
Cây xanh bật gốc hàng loạt ở Hà Nội sau cơn bão số Yagi.
Đề cập tới việc hàng loạt cây xanh ở các quận huyện nội thành Hà Nội đổ gãy, bật gốc sau bão số 3, kiến trúc sư Trần Huy Ánh (Ủy viên thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội) cho biết: "Chúng ta đều thấy cây xanh ở Hà Nội bị bật gốc, gãy đổ sau trận bão số 3 có bộ rễ rất nông. Nguyên nhân ở đây do rễ cây rất nông, đất tơi ra và lát vỉa hè bê tông nên hạn chế nước cấp xuống tầng sâu, chỉ còn nước tầng nông, tất nhiên rễ nông sẽ khiến cây đổ nhanh".
“Những điều mà tôi thông tin trên hầu hết mọi người đều nhìn thấy được nhưng các cơ quan quản lý về đô thị và cây xanh gần như không có gì thay đổi cả, vẫn theo cách cũ, trồng cây cũng chỉ “bới bới” hơn 1m sau đó trồng cây xuống” - Kiến trúc sư Trần Huy Ánh nói.
Đề cập thêm về việc trồng cây trong phố, ông Ánh cho hay: “Với cách trồng cây trên, nếu cây nhỏ sẽ khiến các nhà cao tầng không phát triển được, nếu trồng cây lớn thì đủ khỏe, chắc chắn nhưng lại cần ngưỡng để lan ra tầng nông, như thế lại tiếp tục gây nguy hiểm mới.
Cây xà cừ, cây xanh trên đường phố rất nhiều, kích thước rất lớn, tải trọng cao, trong trận gió bão số 3 vừa rồi, chúng ta nhìn cây như những “cánh buồm” rất lớn. Phần gỗ trong gió kèm rễ nông và tải trọng lớn khiến cây đổ vào đâu cũng rất dễ gây nguy hiểm cho các công trình hay bất cứ thứ gì phía dưới cây”.
Cây xanh bật gốc, đè lên hư hỏng tài sản của người dân sau bão số 3.
Góp ý thêm về việc nên thay đổi cách trồng cây xanh trong phố như ở Hà Nội, Kiến trúc sư Trần Huy Ánh cho biết: “Trong 10 năm vừa qua, chiến lược trồng cây của chúng ta không có gì thay đổi. Tôi đã tìm mọi cách trồng cây mới, bằng cách lợi dụng 1 cái móng cột điện bỏ đi, trồng “luồn” gốc cây vào đó, kết quả sau trận bão lớn vừa qua cây rất vững vàng, chỉ rụng lá do gió.
Đây cũng là 1 kỹ thuật mà các đô thị hiện đại trên thế giới đã sử dụng rồi, dùng những cọc sâu và ống có lỗ để cây nằm trong ống đó, rễ cây bám chặt vào và phát triển ra bề ngang thì sẽ vững. Như thế cây sẽ thích ứng được nhiều yếu tố, kể cả khô hạn. Đó là những góp ý về chiến thuật trồng cây xanh ở trong đô thị mà chúng ta cần thay đổi”.
Vì sao cây xanh trên phố dễ bật gốc, còn cây trồng trong rừng thì không? Cây tự nhiên mọc do chim ăn quả nhả hạt xuống gặp mưa gió vùi đất lên rồi nó mọc thành cây. Cái cây cao 50 mét thì rễ cọc cũng đâm sâu xuống đất 50 mét và rễ chùm mọc ra xung quanh 50 mét, rễ của các cây khác nhau quấn lấy nhau cùng giữ gốc cây dướt đất. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất khiến bão giật mạnh cũng khó có thể giật đổ cây như thế. Cây trong rừng có nền móng vô cùng vững chắc là bộ rễ. Nguyên nhân thứ hai là trong rừng có nhiều cây che chắn cho nhau, sức gió đi qua cây rất nhẹ nên không ảnh hưởng gì tới cây ngoài việc nghiêm trọng nhất chỉ là rụng lá. Nguyên nhân thứ ba là cây trong rừng không bị con người xâm lấn làm tổn hại bộ rễ... Còn cây trên phố, người ta gieo trồng trong vườn ươm tới khi nó được vài mét tới vài chục mét sẽ đào lên cắt bỏ rễ cọc (rễ quan trọng để cây đứng vững trước gió bão) rồi cho xe chở tới hạ xuống hố. Một thời gian sau, cây cao 50 mét mà rễ chùm 3-5 mét , không có rễ cọc. Nền móng (bộ rễ gồm rễ cọc và rễ chùm) vững chắc, sự che chắn (quần thể cây), sự an toàn không bị con người xâm lấn (đổ bê tông, đào mương đào cống...) là 3 nguyên nhân khiến cây trong rừng khó bị bật gốc dù bão giật cỡ nào. Còn cây trên phố dễ bật gốc khi gió nhẹ vì cây trên phố thiếu cả ba thứ của cây trong rừng có trên. |

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp
Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.
