Mảnh vỡ tên lửa 3 tấn sẽ tạo hố lớn trên Mặt trăng

Miệng hố tạo bởi mảnh vỡ tên lửa sẽ đâm vào Mặt trăng ngày 4/3 đủ lớn để chứa vừa vài chiếc xe tải.

Mảnh vỡ tên lửa lớn sẽ đâm vào vùng tối của Mặt trăng ở tốc độ 9.300km/h, cách xa tầm quan sát của các kính viễn vọng. Các cơ quan vũ trụ có thể mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, để xác nhận tác động thông qua ảnh vệ tinh. Giới chuyên gia cho rằng vật thể đã trôi nổi trong không gian kể từ khi Trung Quốc phóng tên lửa cách đây gần một thập kỷ. Nhưng nhà chức trách Trung Quốc phủ nhận thông tin này. Các nhà khoa học dự đoán mảnh vỡ tên lửa sẽ tạo ra một hố va chạm có đường kính 10 - 20m, khiến bụi Mặt trăng bay xa hàng kilomet trên bề mặt trống trải nhiều hố trũng.

Mảnh vỡ tên lửa 3 tấn sẽ tạo hố lớn trên Mặt trăng
Mảnh vỡ tên lửa sẽ đâm vào vùng tối của Mặt trăng. (Ảnh: NASA)

Rác vũ trụ bay ở quỹ đạo thấp tương đối dễ theo dõi. Những vật thể phóng vào không gian sâu hơn ít có khả năng đâm vào bất kỳ thiên thể nào. Chuyên gia theo dõi tiểu hành tinh Bill Gray lần đầu xác định mảnh vỡ đến từ tên lửa của SpaceX hồi tháng 1. Ông đính chính thông tin sau đó một tháng và xác nhận vật thể bí ẩn không phải là tầng trên của tên lửa Falcon 9 đưa đài quan sát khí hậu không gian sâu của NASA lên quỹ đạo năm 2015.

Theo Gray, nhiều khả năng đây là tầng thứ 3 của tên lửa Trung Quốc đưa khoang lấy mẫu vật thử nghiệm lên Mặt trăng và quay trở lại Trái đất vào năm 2014. Tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc cho biết tầng tên lửa này đã rơi trở lại khí quyển Trái đất và bốc cháy. Cơ sở dữ liệu của Bộ chỉ huy Vũ trụ Mỹ cũng cho thấy tầng tên lửa Trung Quốc từ nhiệm vụ năm 2014 chưa từng rơi khỏi quỹ đạo nhưng cơ quan này không thể xác định vật thể sắp đâm vào Mặt trăng đến từ quốc gia nào. Jonathan McDowell, nhà thiên văn học ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian cũng ủng hộ kết luận mới của Gray.

Mặt trăng có vô số miệng hố với nhiều kích thước khác nhau. Do không có khí quyển, Mặt trăng gần như không thể cản lại các thiên thạch và tiểu hành tinh lao tới gần, đôi khi cả một số tàu vũ trụ đâm xuống. Không có khí quyển, miệng hố va chạm không bị xói mòn và tồn tại vĩnh viễn. Trung Quốc có một robot tự hành ở vùng tối của Mặt trăng nhưng phương tiện ở quá xa để phát hiện vụ va chạm diễn ra ở phía bắc đường xích đạo vào hôm 4/3. Tàu bay quanh quỹ đạo Lunar Reconnaissance của NASA cũng nằm ngoài tầm quan sát. Tàu Chandrayaan-2 của Ấn Độ cũng ít khả năng bay qua đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vết đen rộng bằng Trái đất xuất hiện trên Mặt trời

Vết đen rộng bằng Trái đất xuất hiện trên Mặt trời

Kính viễn vọng Mặt Trời lớn nhất thế giới tại Hawaii chụp ảnh vết đen khổng lồ trên Mặt Trời cuối tháng 2.

Đăng ngày: 04/03/2022
Hai hố đen quay quanh quỹ đạo sẽ va chạm mạnh trong tương lai

Hai hố đen quay quanh quỹ đạo sẽ va chạm mạnh trong tương lai

Các nhà thiên văn học từ Caltech đã phát hiện ra hai hố đen, cách Trái đất 9 tỷ năm ánh sáng, đang ở bên bờ vực của một sự hợp nhất.

Đăng ngày: 03/03/2022
Drone thám hiểm có thể bay cao 60km trên sao Kim

Drone thám hiểm có thể bay cao 60km trên sao Kim

Các chuyên gia của dự án BREEZE phát triển mẫu drone giống chim và trang bị nhiều dụng cụ khoa học để " cưỡi gió" trong khí quyển sao Kim.

Đăng ngày: 03/03/2022
NASA tìm giải pháp duy trì hoạt động của ISS mà không cần Nga

NASA tìm giải pháp duy trì hoạt động của ISS mà không cần Nga

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang tìm giải pháp duy trì hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên quỹ đạo mà không cần sự hỗ trợ từ phía Nga.

Đăng ngày: 03/03/2022
Sự thật phi lý về Mặt trời khiến 99% người hiểu sai

Sự thật phi lý về Mặt trời khiến 99% người hiểu sai

Mặt Trời có sức nóng khủng khiếp. Nhưng nếu nghĩ rằng càng gần Mặt Trời càng nóng, thì bạn đang sai lầm, bởi khoa học đã chứng minh điều ngược lại.

Đăng ngày: 03/03/2022
Vật liệu sự sống và hàng loạt thứ gây sốc xuất hiện ở

Vật liệu sự sống và hàng loạt thứ gây sốc xuất hiện ở "hành tinh mất ngôi"

Ceres, hành tinh lùn đầy bí ẩn, vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, tiếp tục làm giới thiên văn gây kinh ngạc với những thứ mà nó sở hữu.

Đăng ngày: 02/03/2022
Tên lửa Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 22 vệ tinh

Tên lửa Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 22 vệ tinh

​Trung Quốc hôm 22/2 triển khai sứ mệnh không gian lập kỷ lục trong nước về số lượng vệ tinh nhiều nhất được phóng lên bằng một tên lửa.

Đăng ngày: 02/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News