Mặt trăng che khuất Trái đất nhìn từ tàu NASA

Tàu Orion ghi lại khoảnh khắc Mặt trăng che khuất hoàn toàn Trái đất vào ngày bay thứ 13 trong nhiệm vụ Artemis 1.


Thước phim quay Mặt trăng và Trái đất của tàu Orion. (Video: NASA)

Trong bài đăng hôm 7/12 trên mạng xã hội Twitter, NASA chia sẻ thước phim quay từ tàu Orion để kỷ niệm 50 năm phi hành gia Apollo 17 chụp bức ảnh "Blue Marble" nổi tiếng của Trái đất. Trong video, Mặt trăng dịch chuyển tới gần và che khuất dần Trái đất ở phía sau. Theo Trung tâm vũ trụ Johnson của NASA, video được quay vào ngày bay thứ 13 của tàu vũ trụ.

Ngày bay thứ 13 của tàu Orion là ngày 28/11, khi con tàu bay xa nhất từ Trái đất trong nhiệm vụ Artemis 1. Khoảng cách 432.210km là một kỷ lục mới với tàu vũ trụ được thiết kế để chở người. Kỷ lục trước đó thuộc về nhiệm vụ Apollo 13 của NASA. Tàu Apollo 13 phải bay vòng quanh Mặt trăng thay vì hạ cánh vào tháng 4/1970 do gặp trục trặc nghiêm trọng không lâu sau khi cất cánh.


Mặt trăng dịch chuyển tới gần và che khuất dần Trái đất ở phía sau.

Tàu Orion tiến vào quỹ đạo nghịch hành xa quanh Mặt trăng hôm 25/11 và rời khỏi quỹ đạo đó hôm 1/12. Hôm 5/12, con tàu tiến hành đốt động cơ trong 3,5 phút để bay gần Mặt trăng và chuẩn bị trở về Trái đất. Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, sẽ hạ cánh xuống biển Thái Bình Dương hôm 11/12, kết thúc nhiệm vụ Artemis 1.

11/12 cũng là một ngày quan trọng đối với nhiệm vụ Apollo 17. Vào ngày đó năm 1972, phi hành gia Gene Cernan và Harrison Schmitt hạ cánh trên Mặt trăng trong module Challenger. Bộ đôi phi hành gia thám hiểm bề mặt Mặt trăng trong 75 giờ trước khi gặp lại đồng nghiệp Ronald Evans ở module chỉ huy trên quỹ đạo. Phi hành đoàn quay về Trái đất vào ngày 19/12/1972. Hiện nay, NASA đang phát triển chương trình Artemis để đưa phi hành gia bay quanh Mặt trăng trong nhiệm vụ Artemis 2 năm 2024 và hạ cánh xuống gần cực nam của Mặt trăng khoảng 1 - 2 năm sau trong nhiệm vụ Artemis 3.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News