Mặt trời phun trào vật chất với tốc độ 7,6 triệu km/h

Vụ phun trào nhật hoa với tốc độ nhanh khác thường nhiều khả năng lao thẳng vào Solar Parker - tàu vũ trụ đang nghiên cứu Mặt trời của NASA.

Các nhà khoa học NASA phát hiện vụ phun trào nhật hoa (CME) - sự phun trào plasma và từ trường từ lớp khí quyển trên cao hay vành nhật hoa của Mặt trời - tác động đến tàu vũ trụ đang hoạt động của NASA, SciTechDaily hôm 21/3 đưa tin.


Mô phỏng cho thấy vụ phun trào CME phát ra từ Mặt trời (chấm trắng ở giữa), đi qua sao Thủy (chấm tròn cam), trong khi Trái đất (chấm tròn vàng) nằm ở phía bên kia. (Video: Văn phòng Thời tiết Vũ trụ từ Mặt trăng đến sao Hỏa thuộc NASA).

Vụ phun trào diễn ra lúc 10h36 ngày 13/3 (giờ Hà Nội) và các nhà nghiên cứu vẫn đang thu thập dữ liệu để xác định nguồn gốc, nhưng nhiều khả năng nó xuất phát từ khu vực vết đen AR3234. Khu vực này nằm ở phía xa của Mặt trời so với Trái đất từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, giải phóng 15 lóa Mặt trời cấp M có cường độ trung bình và một lóa mạnh cấp X.

Dựa trên phân tích của Văn phòng Thời tiết Vũ trụ từ Mặt trăng đến sao Hỏa thuộc NASA, CME hôm 13/3 di chuyển với tốc độ nhanh khác thường, 7.657.000 km/h, do đó được xếp loại R hiếm gặp.

Vụ phun trào nhiều khả năng đã tấn công trực diện tàu thăm dò Solar Parker của NASA. Con tàu khi đó gần đến điểm cận nhật (điểm gần Mặt trời nhất) trong chuyến tiếp cận Mặt trời thứ 15, cách Mặt trời chỉ 8,5 triệu km vào ngày 17/3. Hôm 13/3, tàu Solar Parker gửi về tín hiệu cho thấy nó vẫn hoạt động bình thường. Các nhà khoa học và kỹ sư sẽ tìm hiểu thêm về vụ phun trào và tác động tiềm ẩn sau khi nhận được đợt dữ liệu tiếp theo từ con tàu.


Vụ phun trào này tốc độ nhanh khác thường, 7.657.000km/h, được xếp loại R hiếm gặp.

Dù CME phun trào từ phía xa của Mặt trời, Trái đất vẫn cảm nhận được tác động của nó. Khi lan ra không gian, CME tạo ra sóng xung kích có thể khiến các hạt trên đường đi của nó tăng đến tốc độ đáng kinh ngạc, giống như cách sóng biển đẩy người lướt sóng. Được gọi là hạt năng lượng Mặt trời (SEP), những hạt tốc độ cao này có thể vượt qua quãng đường 150 triệu km từ Mặt trời đến Trái đất trong khoảng 30 phút.

Giới khoa học thường quan sát được SEP sau các vụ phun trào Mặt trời hướng về Trái đất, còn với những vụ phun trào ở phía xa của Mặt trời thì hiếm hơn. Tuy nhiên, các tàu vũ trụ quay quanh Trái đất đã phát hiện SEP từ vụ phun trào hôm 13/3, đồng nghĩa CME đủ mạnh để tác động đến phía gần Trái đất. Các nhà khoa học thời tiết vũ trụ của NASA vẫn đang phân tích để hiểu thêm về cách sự kiện này gây ra ảnh hưởng sâu rộng như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn

Bí ẩn "mặt trăng bị cháy xém" trong ảnh chụp của tàu NASA

Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân cực Bắc Charon - mặt trăng của Sao Diêm Vương - nhuốm màu đỏ nâu ma quái.

Đăng ngày: 17/05/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025

"Quái vật Tiên Nữ" có thể hất bay Trái đất để lộ thứ gây rùng mình

Các nhà khoa học vừa phát hiện hơn 550 vật thể lạc loài trong Andromeda - thiên hà Tiên Nữ, thứ được dự báo có thể hất văng Trái Đất khỏi vùng sự sống trong một vụ va chạm thiên hà.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News