Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?

Phát hiện mới về một ngọn núi lửa cổ xưa khổng lồ khiến Mê cung Bóng đêm trở thành lựa chọn hấp dẫn cho các sứ mệnh săn tìm sự sống.

Mê cung Bóng đêm - Noctis Labyrinthus hay Labyrinth of the Night - nằm ở khu vực xích đạo của sao Hỏa, một trong các thiên thể mà NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác tin tưởng về khả năng từng tồn tại sự sống.

Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học gia dẫn dầu bởi nhà khoa học hành tinh Pascal Lee từ Viện SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất - Mỹ) dẫn đầu đã tìm ra bí mật đáng kinh ngạc của Mê cung Bóng đêm.

Mê cung Bóng đêm: Nơi sự sống sao Hỏa ẩn náu?
Núi lửa khổng lồ vừa lộ diện giữa Mê cung Bóng đêm - (Ảnh: Pascal Lee và cộng sự).

Đó là khi họ lần theo dấu vết của một sông băng cổ đại và nhận ra tàn tích của một ngọn núi lửa khổng lồ, cổ xưa.

Núi lửa này đã bị xói mòn nặng nề nên thoạt tiên các nhà khoa học đã không nhận ra nó trong dữ liệu viễn thám. Nó vừa được đặt tên tạm thời là Noctis Mons.

"Khu vực này của sao Hỏa được biết đến là nơi có nhiều loại khoáng chất ngậm nước trải dài trong lịch sử sao Hỏa. Người ta nghi ngờ về bối cảnh núi lửa hình thành nên các khoáng chất này từ lâu" - nhà địa chất hành tinh Sourabh Shubham từ Đại học Maryland (Mỹ) giải thích.

Phân tích cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu nhận ra kích cỡ của núi lửa vô cùng vĩ đại. Nó có đỉnh cao hơn 9.000 m và trải dài trên hơn 250km.

Như vậy, Notics Mons trở thành đặc điểm địa hình có độ cao thứ 7 của sao Hỏa, dù vượt xa đỉnh núi lửa không hoạt động cao nhất trên Trái đất (6.893 m).

Ở khu vực trung tâm, các nhà khoa học đã xác định được miệng núi lửa đã sụp đổ, từng là hồ dung nham nóng bỏng.

Ngoài ra, một số đỉnh núi bằng ở khu vực trung tâm tạo thành hình vòng cung, phác họa nón núi lửa, dốc xuống các cánh đồng dung nham bao quanh mớ hỗn độn địa chất.

Trầm tích núi lửa cũng trải rộng trên một khu vực có diện tích lên tới 5.000m2.

Thú vị hơn, họ phát hiện ra một khu vực rộng lớn chứa đựng những ụ đất giống như vết phồng rộp, một dạng địa hình núi lửa nằm ở khu vực thấp, có thể được tạo ra khi dung nham tràn qua bao phủ một bề mặt giàu nước hoặc băng.

Như vậy, các lớp trầm tích băng hà có thể hiện diện nơi đây, và có thể là cả bằng chứng về một thế giới sinh vật sống từng ngự trị trên hành tinh đỏ.

Tương tác nhiệt và băng ở khu vực này trong quá khứ cũng có thể giúp tạo ra các khoáng chất quan trọng hỗ trợ cho sự sống ban đầu, như những gì có thể từng xảy ra trên địa cầu của chúng ta.

Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng Mê cung Bóng đêm có thể cũng là mê cung sự sống đang chờ nhân loại khai phá.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện

Các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện "tia sáng sự sống" ở sao Hỏa

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra cách mà sự sống ở sao Hỏa có thể đã ra đời song song với sự sống trên Trái đất.

Đăng ngày: 13/03/2024
Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Sứ mệnh thu hồi đá sao Hỏa của Trung Quốc diễn ra suôn sẻ, NASA gặp khó

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ chiến thắng Mỹ trong bối cảnh NASA gặp khó trong sứ mệnh thu hồi mẫu vật từ sao Hỏa.

Đăng ngày: 09/03/2024
Tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu chụp được hình ảnh

Tàu vũ trụ Mars Express của châu Âu chụp được hình ảnh "chấn động" ở sao Hỏa

Dữ liệu mới từ tàu Mars Express không chỉ vén màn " suối nguồn sự sống" trên Sao Hỏa mà còn là một đoạn lịch sử đã mất của hành tinh này.

Đăng ngày: 05/03/2024
Tiết lộ tình trạng thê thảm của tàu săn sự sống NASA

Tiết lộ tình trạng thê thảm của tàu săn sự sống NASA

Nguyên nhân thực sự đằng sau " cái chết" của tàu săn sự sống Ingenuity vừa được tiết lộ trong bức ảnh chụp bởi người bạn đồng hành của nó.

Đăng ngày: 02/03/2024
Hé lộ lý do thực sự khiến con người bị sao Hỏa mê hoặc!

Hé lộ lý do thực sự khiến con người bị sao Hỏa mê hoặc!

Dù là nhà khoa học, phi hành gia hay người dân bình thường thì họ đều bị hành tinh đỏ thu hút sâu sắc.

Đăng ngày: 01/03/2024
Trung Quốc trình làng robot giống thằn lằn sa mạc thám hiểm sao Hỏa

Trung Quốc trình làng robot giống thằn lằn sa mạc thám hiểm sao Hỏa

Các thử nghiệm cho thấy, robot thằn lằn hoạt động tốt trên các bề mặt giống sao Hỏa, thúc đẩy hy vọng cho các sứ mệnh khám phá hành tinh này trong tương lai.

Đăng ngày: 21/02/2024
Làm thế nào để phi hành gia

Làm thế nào để phi hành gia "bắt" mạng Wifi trên sao Hỏa?

Dù chưa thể đặt chân tới sao Hỏa, song những tham vọng của chúng ta ở hành tinh này là không thể chối bỏ.

Đăng ngày: 18/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News