Mẹo hay giúp tỉnh táo dù ngủ ít

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ trải qua vài đêm ngủ 7 tiếng đồng hồ hoặc ít hơn cũng đủ khiến bộ não của chúng ta trở nên kém tỉnh táo và phản ứng chậm hơn đáng kể.

Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Richard Wiseman thuộc Đại học Hertfordshire (Anh) đã hé lộ 2 bí quyết đơn giản, nhưng vô cùng hiệu quả giúp chúng ta tạm thời vẫn duy trì được sự tỉnh táo và tránh được một số tổn hại do ngủ ít gây ra. Đó là việc tuân thủ quy luật ngủ 90 phút và ngủ chợp mắt vào ban ngày.

Quy luật ngủ 90 phút

Trò chuyện với các nhà nghiên cứu về giấc ngủ, bạn sẽ sớm khám phá ra rằng, hầu hết họ đều sử dụng một mẹo ít biết để cảm thấy tỉnh táo vào ngày hôm sau. Bí quyết dựa vào kiến thức rằng, một chu kỳ giấc ngủ của chúng ta gồm 5 giai đoạn riêng rẽ, trong đó giai đoạn cuối cùng là ngủ động mắt nhanh (REM), gắn liền với các giấc mơ.

Mỗi chu kỳ ngủ này thường kéo dài gần 90 phút, tiếp sau là một khoảng thời gian dừng nghỉ ngắn, khi chúng ta tương đối tỉnh thức, trước khi một chu kỳ ngủ mới bắt đầu. Quá trình này thường lặp đi lặp lại trong tổng cộng 4 - 5 chu kỳ ngủ mỗi đêm. Nói một cách khác, nếu chúng ta ngủ hoàn toàn tự nhiên, không bị chuông đồng hồ báo thức hoặc các dạng nhiễu loạn giấc ngủ khác khuấy động, chúng ta thường sẽ tỉnh thức sau một khoảng thời gian là bội số của 90 phút.

Mẹo hay giúp tỉnh táo dù ngủ ít
Ảnh: lbknews.com

Điều này đồng nghĩa, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn khi thức giấc vào cuối của một chu kỳ ngủ 90 phút. Bởi vì lúc đó, bạn sẽ gần trạng thái tỉnh thức bình thường nhất.

Để tối đa hóa cơ hội có được điều này, bạn cần lưu ý đến thời điểm muốn thức dậy, sau đó tính ngược theo từng khoảng 90 phút để tìm ra thời gian gần với thời điểm đi ngủ mong muốn của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn muốn thức giấc vào lúc 8 giờ sáng và đi ngủ vào lúc khoảng gần nửa đêm, cách tính ngược như sau: 8h sáng> 6h30> 5h00> 3h30> 2h> 0h30>23h đêm. Trong ví dụ này, bạn nên đi ngủ vào lúc khoảng 11 giờ hoặc 12h30 đêm để có thể cảm thấy đặc biệt tỉnh táo khi thức dậy vào 8h sáng hôm sau.

Ngủ chợp mắt ban ngày

Hàng trăm thí nghiệm và nghiên cứu đã chỉ ra vô số lợi ích của việc chợp mắt vào ban ngày. Theo các chuyên gia, việc để cái đầu của bạn nghỉ ngơi dù chỉ vài phút mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn có trí nhớ tốt hơn, tỉnh táo hơn, nâng cao thời gian phản ứng, tăng năng suất lao động và góp phần duy trì tình trạng sức khỏe tốt cho bạn.

Điều quan trọng là phải biết thời điểm phù hợp nhất để chợp mắt ban ngày. Các nhịp sinh học tự nhiên trong cơ thể ảnh hưởng tới mức năng lượng của chúng ta trong ngày, nên thời điểm tốt nhất để chợp mắt là khi mức năng lượng sụt giảm. Thời điểm này phụ thuộc vào lúc bạn thức dậy vào buổi sáng.

Dưới đây là một bảng đơn giản giúp hướng dẫn cho bạn:

Thời gian thức dậy buổi sáng Thời gian hoàn hảo để chợp mắt
6h 13h30
6h30 13h45
7h 14h
7h30 14h15
8h 14h30
8h30 14h45
9h 15h

Đừng lo lắng nếu bạn không thể chìm vào giấc ngủ vào thời điểm chợp mắt lý tưởng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần nằm xuống với ý định sẽ chợp mắt cũng đủ khiến huyết áp của bạn giảm xuống một cách có lợi.

Nếu bạn muốn cực kỳ tỉnh táo ngay sau một giấc chợp mắt ngắn ngủi, hãy uống một tách cà phê hoặc đồ uống có caffein khác ngay trước khi ngủ. Caffein sẽ bắt đầu phát huy tác dụng khoảng 25 phút sau khi uống, đúng vào lúc bạn bắt đầu tỉnh thức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News