Mô tim in 3D có thể duy trì nhịp đập trong 6 tháng

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế phát triển phương pháp in mới giúp tạo ra mô tim có khả năng sống sót trong ống nghiệm và hoạt động trong thời gian dài.


Mô tim in 3D dựa trên khung mạch. (Ảnh: China Daily)

In 3D sinh học có nhiều lợi thế và là một trong những phương pháp chính giúp tạo ra các mô trong cơ thể, nhưng vẫn vấp phải khó khăn trong việc sản sinh mạch máu và duy trì chức năng tế bào ở cơ quan phức tạp. Các nhà nghiên cứu đến từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Thanh Hoa, Đại học Manchester và Đại học Công nghệ Delft đã khắc phục những hạn chế của hệ thống in sinh học thông thường bằng cách biến đổi một cánh tay robot thành máy in sinh học, cho phép in tế bào dựa trên khung mạch máu hình dáng phức tạp từ mọi hướng.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Bioactive Materials, các nhà khoa học in vài lớp tế bào trên bộ khung, sau đó nuôi cấy trong một thời gian để kích thích hình thành mối nối liên tế bào và ống mao dẫn. Sau đó, họ tiếp tục in một lượt tế bào mới. Quá trình có thể tạo ra mạng lưới mạch tương tự ở các cơ quan nội tạng, giúp mô và cơ quan đã in tồn tại trong thời gian dài.

Nhóm nghiên cứu cũng phát triển một phương pháp in tế bào có thể duy trì tốt hơn chức năng tự nhiên của tế bào sau khi in. Cùng với lò phản ứng sinh học tự thiết kế và phương pháp in - nuôi cấy lặp lại nhiều lần, hệ thống in sinh học mới có khả năng sản xuất mô tim co bóp được. Kết quả nghiên cứu cung cấp giải pháp hứa hẹn cho việc tạo những cơ quan phức tạp trong ống nghiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Hạt Quinoa là gì? Lợi ích vàng của hạt quinoa đối với sức khỏe

Với nguồn gốc từ Nam Mỹ từ hàng ngàn năm trước và được gọi là “the mother grain” của Inca, quinoa đến nay vẫn xứng đáng với cái tên “siêu thực phẩm”.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News