Món ăn vị thuốc từ rau cải cúc

Rau cải cúc là món ăn thanh nhiệt giúp tiêu sưng, lợi tiểu, tốt cho tim mạch và tiêu hóa.

Rau cải cúc là món ăn quen thuộc, cũng là bài thuốc chữa bệnh. Cải cúc giàu vitamin, can xi, phốt pho, sắt và các axit amin, protein.

Trong Đông y, rau cải cúc có vị cay, ngọt. Thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ hỗ trợ thải khí thừa trong dạ dày, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, nhuận tràng. Vị thanh, mát ngon của rau có tác dụng tốt đến thần kinh, trí não, thích hợp với người mắc bệnh tim mạch vành, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh. Những người đang bị lạnh bụng, tiêu chảy thì nên hạn chế.

Món ăn vị thuốc từ rau cải cúc
Cải cúc là món ăn quen thuộc vào mùa đông, dễ ăn và dễ chế biến cho mọi đối tượng.

Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, bệnh viện Đại học Y Hà Nội chỉ ra 8 lợi ích chăm sóc sức khỏe từ rau cải cúc:

Tiêu sưng, lợi tiểu

Cải cúc nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali dồi dào và các khoáng chất khác giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, loại bỏ phù nề, lợi tiểu.

An thần

Rau cải cúc giàu vitamin và các axit amin nên có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tâm trạng lo lắng. Ăn hàng ngày có thể giúp ổn định cảm xúc, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi tạo ra một hương vị đặc biệt giúp tăng sự bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ trong rau cũng thúc đẩy nhu động ruột, thải độc trong đường ruột, chống táo bón.

Tốt cho tim mạch

Thành phần dược liệu trong rau cải cúc có ích cho người bệnh tim, giúp tim khỏe, nhất là mùi hương đặc trưng, dễ chịu.

Làm đẹp

Rau cải cúc chứa các thành phần giúp da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da mới, cho làn da tươi trẻ và sáng bóng.

Giải cảm, chữa ho

Rau cải cúc giàu vitamin A, có tác dụng chống nhiễm trùng hệ hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm, giảm hen suyễn.

Giảm béo

Hoa cúc chứa sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, giúp cơ thể giảm cholesterol, thích hợp với chế độ ăn kiêng.

Tăng sữa sau sinh

Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Mùa đông ăn lẩu như thế nào thì tốt?

Mùa đông ăn lẩu như thế nào thì tốt?

Hạn chế uống nước lẩu vì trong nước lẩu có lượng chất béo và cholesterol cao, có thể gây bệnh gout và tăng axit uric máu.

Đăng ngày: 24/12/2018
Đêm Giáng sinh dễ bị đau tim

Đêm Giáng sinh dễ bị đau tim

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Lund ở Thụy Điển cho hay nguy cơ đau tim của một người tăng lúc 22h ngày 24/12.

Đăng ngày: 24/12/2018
Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi ăn hạt dẻ để đem lại lợi ích tốt nhất

Những lưu ý quan trọng không thể bỏ qua khi ăn hạt dẻ để đem lại lợi ích tốt nhất

Việc sử dụng hạt dẻ chưa đúng cách đôi khi có thể biến loại hạt này thành thuốc độc gây hại sức khỏe vô cùng đáng sợ.

Đăng ngày: 23/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News