Một cơn bão Mặt trời nghiêm trọng sắp tác động đến Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi đưa ra cảnh báo về cơn bão địa từ nghiêm trọng sau khi phát hiện ba vụ phun trào vành nhật hoa vào đầu tuần này cũng như các cơn bão Mặt trời mạnh.

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới, khi một cơn bão Mặt trời cấp G4 sắp tác động đến Trái đất có khả năng ảnh hưởng tới lưới điện quan trọng và gây ra các vấn đề kiểm soát điện áp trên diện rộng.

Một cơn bão Mặt trời nghiêm trọng sắp tác động đến Trái đất
Hình ảnh về bão Mặt trời. (Nguồn: SANSA).

Theo phóng viên tại Pretoria, SANSA đã đưa ra cảnh báo về cơn bão địa từ nghiêm trọng này sau khi phát hiện ba vụ phun trào vành nhật hoa (CME) vào đầu tuần này cũng như các cơn bão Mặt trời mạnh.

Sóng xung kích từ các vụ phun trào khối lượng dự kiến sẽ kết hợp trước khi va chạm với Trái đất.

Trước đó, ngày 9/5, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ cũng đã đưa ra cảnh báo bão địa từ cấp G4. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 01/2005, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian Mỹ mới đưa ra cảnh báo bão địa từ G4, cao thứ hai trong thang đo năm bước.

Sự phóng khối lượng vành nhật hoa là tên được đặt cho các vụ nổ plasma khổng lồ thỉnh thoảng phun ra từ Mặt trời, có thể gửi các hạt tích điện, được gọi là gió Mặt trời, về phía Trái đất.

Năm vụ phun trào vật chất từ bầu khí quyển của Mặt trời được dự báo sẽ xảy ra, bắt đầu từ cuối ngày 10/5 và kéo dài đến ngày 12/5.

“Thủ phạm” của hiện tượng này là cụm vết đen Mặt trời có thể nhìn thấy ở phía bên phải đĩa Mặt trời, rộng gấp 16 lần Trái đất.

Bão địa từ có thể tác động đến cơ sở hạ tầng trên quỹ đạo gần Trái đất và trên bề mặt Trái đất, có khả năng làm gián đoạn thông tin liên lạc, lưới điện, điều hướng, hoạt động vô tuyến và vệ tinh.

Thời điểm gần đây nhất Trái đất chịu ảnh hưởng bởi cơn bão G5 - cấp cao nhất trong hệ thống thang đo, là vào tháng 10/2003. Thời điểm đó, cơn bão đã khiến nhiều máy biến thế bị hư hỏng ở Nam Phi và mất điện ở Thụy Điển.

Sức mạnh thực sự của cơn bão sẽ được biết khoảng 60-90 phút trước khi nó đến Trái đất nhờ các vệ tinh đo lường các đợt bùng phát năng lượng có định hướng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Robot bí mật trong nhiệm vụ Mặt trăng của Trung Quốc

Robot bí mật trong nhiệm vụ Mặt trăng của Trung Quốc

Hình ảnh mới công bố về Hằng Nga 6, nhiệm vụ Mặt trăng mới nhất của Trung Quốc, cho thấy một robot thám hiểm nhỏ gắn vào tàu đổ bộ.

Đăng ngày: 10/05/2024
Hệ thống đường ray dùng

Hệ thống đường ray dùng "robot bay" chở hàng trên Mặt trăng

Trong dự án mới của NASA, các robot sẽ lơ lửng trên đường ray Mặt trăng nhờ công nghệ " nâng nghịch từ", vận chuyển 100 tấn vật liệu mỗi ngày.

Đăng ngày: 10/05/2024
Tìm thấy nơi có tiềm năng của sự sống trong vũ trụ

Tìm thấy nơi có tiềm năng của sự sống trong vũ trụ

Sự sống ngoài hành tinh có thể nằm ở nơi mà chúng ta vẫn thường nhìn vào mỗi khi nhắc tới các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 10/05/2024
Video NASA mô phỏng cú rơi vào hố đen siêu khối lượng

Video NASA mô phỏng cú rơi vào hố đen siêu khối lượng

Đồ họa mới của NASA mô tả điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen siêu khối lượng giống như hố đen ở trung tâm dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 10/05/2024
Ý tưởng sử dụng Mặt trời làm bộ khuếch đại tín hiệu trong

Ý tưởng sử dụng Mặt trời làm bộ khuếch đại tín hiệu trong "The Three-Body Problem" có thực sự khả thi?

Trong cuốn sách " The Three-Body Problem" của Lưu Từ Hân. Sở dĩ người Trisolaran (người Tam Thể) đến và xâm chiếm Trái đất là vì Diệp Văn Khiết trên Trái đất đã gửi tín hiệu cho họ.

Đăng ngày: 09/05/2024
Bí ẩn về góc khuất của Mặt trăng

Bí ẩn về góc khuất của Mặt trăng

Một trong những câu hỏi cơ bản nhất mà các nhà khoa học vũ trụ vẫn đang cố gắng giải đáp, đó là: Mặt trăng được hình thành như thế nào?

Đăng ngày: 09/05/2024
Vì sao NASA theo dõi vũ trụ bằng thiết bị có 36 điểm ảnh?

Vì sao NASA theo dõi vũ trụ bằng thiết bị có 36 điểm ảnh?

NASA do thám vũ trụ bằng thiết bị có cảm biến 36 điểm ảnh, con số thật sự khó tin trong thời đại mà smartphone bình thường cũng có thể chụp bức ảnh chứa hàng chục triệu pixel

Đăng ngày: 09/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News