Một hành tinh ngoài Thái Dương hệ có "cầu vồng" tương tự Trái đất

Một hiện tượng đặc biệt tưởng chừng chỉ dành riêng cho Trái đất vừa bất ngờ được phát hiện ở một hành tinh xa xôi trong chòm sao Song Ngư.

Sử dụng dữ liệu từ Vệ tinh ExOplanet (CHEOPS) của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng như một số sứ mệnh khác của ESA và NASA, các nhà thiên văn học đã phát hiện các dấu hiệu về một vầng hào quang nhiều vòng trong bầu khí quyển của WASP-76b, một hành tinh thuộc dạng "sao Mộc nóng".

Hiện tượng này xảy ra khi ánh sáng phản xạ khỏi các đám mây được tạo thành từ một chất hoàn toàn đồng nhất nhưng cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.

Một hành tinh ngoài Thái Dương hệ có cầu vồng tương tự Trái đất
Hành tinh WASP-76b - (Ảnh: ESA).

Những vòng hào quang tương tự được thấy thường xuyên trên Trái đất, nhưng chỉ được quan sát lần duy nhất trên hành tinh khác là sao Kim.

Đây là lần đầu tiên, hiện tượng này được xác định ở một hành tinh bên ngoài Thái Dương hệ, có thể hé lộ nhiều điều thú vị về bầu khí quyển của thế giới nằm cách chúng ta tận 640 năm ánh sáng mang tên WASP-76b.

Hiệu ứng nói trên chỉ có thể tồn tại với sự hiện diện của các đám mây dạng giọt, bên dưới gần như hình cầu hoàn hảo, tồn tại ít nhất 3 năm hoặc được bổ sung.

Để những đám mây như vậy tồn tại, đòi hỏi hành tinh đó phải có bầu khí quyển ổn định theo thời gian như Trái đất.

Càng thú vị hơn, điều này được tìm thấy ở một hành tinh bị khóa thủy triều - một dạng hành tinh đặc biệt vì nằm quá gần ngôi sao nên bị lực hấp dẫn của ngôi sao níu lấy, luôn quay một mặt về phía ngôi sao, như cách Mặt trăng luôn quay một mặt về phía Trái đất.

Điều đó tạo ra một mặt ban ngày vĩnh viễn và một mặt ban đêm vĩnh viễn.

Theo nhóm khoa học gia từ ESA, Viện Vật lý Thiên văn - Khoa học Vũ trụ Bồ Đào Nha và Đại học Geneva (Thụy Sĩ), WASP-67b là một thế giới đặc biệt theo nhiều cách.

Nhiệt độ ban ngày của nó lên tới trên 2.400 độ C, đủ cao để làm bay hơi kim loại. Nhưng nhiệt độ về đêm thấp hơn nhiều - 1.316 độ C.

Tại đây, các nguyên tố tạo thành đá trên Trái đất tan chảy và bốc hơi, chỉ ngưng tụ ở phía ban đêm mát hơn một chút, tạo ra những đám mây sắt nhỏ giọt mưa sắt nóng chảy.

Bầu khí quyển WASP-67b cũng bị phồng lên do lực hấp dẫn từ ngôi sao mẹ. Hành tinh này vốn chỉ có kích thước khoảng 10% sao Mộc, nhưng sự phồng lên này đã khiến nó trở nên lớn gần gấp đôi.

Tất cả các chi tiết thú vị trên cho thấy trong vũ trụ, thế giới hành tinh vô cùng đa dạng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA tìm ra lỗi trục trặc trên tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

NASA tìm ra lỗi trục trặc trên tàu vũ trụ cách 24 tỷ km

Tàu Voyager 1 truyền dữ liệu vô nghĩa từ cuối tháng 11 năm ngoái do một con chip trên tàu có thể bị hạt năng lượng cao va trúng.

Đăng ngày: 08/04/2024
Phát hiện

Phát hiện "hạt tiền Mặt trời" chưa từng biết rơi xuống Nam Cực

Một hạt bụi từ thiên thạch cổ đại rơi xuống Nam Cực được mô tả là " đến từ nơi khá bất thường trong không - thời gian".

Đăng ngày: 07/04/2024
Nga đã tạo ra được

Nga đã tạo ra được "trái tim” của nguyên mẫu động cơ tên lửa plasma

Kết quả tạo ra động cơ tên lửa plasma sẽ cho phép Liên bang Nga giành được vị trí dẫn đầu về công nghệ trong lĩnh vực này và vươn lên tầm cao mới trong các hoạt động khám phá vũ trụ.

Đăng ngày: 05/04/2024
Dự án phát triển tàu tiếp nhiên liệu ngay trên quỹ đạo

Dự án phát triển tàu tiếp nhiên liệu ngay trên quỹ đạo

Tàu APS-R sẽ cung cấp dịch vụ tiếp nhiên liệu cho những phương tiện tương thích trên quỹ đạo địa tĩnh ở độ cao khoảng 35.800km trên xích đạo.

Đăng ngày: 05/04/2024
NASA chọn 3 công ty thiết kế xe tự hành Mặt trăng cho phi hành gia Artemis

NASA chọn 3 công ty thiết kế xe tự hành Mặt trăng cho phi hành gia Artemis

Các phi hành gia trong Chương trình sứ mệnh Artemis 5 dự kiến sẽ lái Xe địa hình Mặt trăng trên Mặt trăng lần đầu tiên vào năm 2030.

Đăng ngày: 05/04/2024
Tên lửa SpaceX tạo ra dấu gạch nối kỳ lạ trên bầu trời

Tên lửa SpaceX tạo ra dấu gạch nối kỳ lạ trên bầu trời

Một nhiếp ảnh gia chia sẻ vệt gạch nối phát sáng giữa bầu trời đêm phía trên Arizona sau khi một phần tên lửa Falcon 9 rơi trở lại Trái đất.

Đăng ngày: 05/04/2024
Sputnik và mật mã mà người Mỹ không thể giải mã được

Sputnik và mật mã mà người Mỹ không thể giải mã được

Vào ngày 4 tháng 10 năm 1957, Sputnik 1 là vật thể đầu tiên xâm nhập bầu khí quyển Trái đất theo kiểu có kiểm soát.

Đăng ngày: 04/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News