Mỹ thử nghiệm bê tông từ tính để sạc xe điện

Loại bê tông mới có tên Magment hứa hẹn cung cấp điện cho các phương tiện chạy qua với hiệu quả lên tới 95%.

Thống đốc bang Indiana thông báo Cơ quan Giao thông của bang này và Đại học Purdue sẽ bắt đầu thử nghiệm độ khả thi của "Magment", một loại bê tông từ tính dùng để sạc khi xe điện chạy qua. Magment được phát triển bởi công ty cùng tên có trụ sở ở Đức.


Mô phỏng xe chạy trên đoạn đường xây từ vật liệu Magment. (Ảnh: Magment).

Giới nghiên cứu đã phát triển một số sáng kiến trong vài năm qua để sạc xe điện trong lúc chạy, cung cấp điện từ mặt đường hoặc dải đất ở gần đó. Trong nỗ lực mới, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Purdue hợp tác với kỹ sư cầu đường của công ty INDOT xây dựng một đoạn đường nhỏ gần khuôn viên trường trong mùa hè năm nay. Nếu thử nghiệm thành công, đoạn đường thứ hai dài 0,4km sẽ được xây dựng ở địa điểm của INDOT. Tại đó, các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm với xe tải điện đòi hỏi tối thiểu 2.000 kilowatt điện. Nếu thử nghiệm này diễn ra thuận lợi, INDOT lên kế hoạch xây thêm đoạn đường từ vật liệu mới trên tuyến đường công cộng.

Công ty Magment chưa công bố nhiều chi tiết kỹ thuật liên quan tới sản phẩm nhưng cho biết đoạn đường sử dụng vật liệu là các hạt từ trộn cùng bê tông. Phương pháp có nhiều khác biệt so với cách làm đường thông thường, trong đó công nhân đổ vật liệu ra theo lộ trình chuẩn bị sẵn, sau đó lèn chặt và làm phẳng bề mặt. Công ty không tiết lộ con đường sạc điện như thế nào và có an toàn với người đi bộ hay không.

Theo Magment, sản phẩm của họ có thể truyền điện từ mặt đường tới phương tiện với hiệu quả lên đến 95%. Họ cũng khẳng định vật liệu có thể chịu mọi điều kiện thời tiết, sở hữu khả năng dẫn nhiệt cao, an toàn trước hoạt động phá hoại và không tốn kém hơn vật liệu làm đường tiêu chuẩn.

Dự án ở Indiana do Hiệp hội Khoa học Quốc gia tài trợ. Hiện chưa rõ nhà chức trách bang Indiana có ứng dụng Magment ở các dự án khác trong tương lai hay không nếu quá trình lắp đặt ban đầu diễn ra trôi chảy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D

Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Đăng ngày: 22/06/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 15/06/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 13/06/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 25/05/2025
Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?

Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Đăng ngày: 26/04/2025
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Nano trong một thế giới cực nhỏ

Nano trong một thế giới cực nhỏ

Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News