Mỹ vừa tiêu hủy tên lửa M55 chứa chất độc thần kinh Sarin: Khép lại nỗi ám ảnh mang tên vũ khí hóa học

Ngày 7/7/2023, Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) đăng thông báo: "Mỹ hoàn thành hoạt động tiêu hủy kho dự trữ vũ khí hóa học".

Các quan chức Mỹ tuyên bố rằng vũ khí cuối cùng trong kho dự trữ vũ khí hóa học lỗi thời của quốc gia này đã được tiêu hủy an toàn - một cột mốc giải trừ quân bị được hình thành trong nhiều thập kỷ - theo quy định của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.

Vào thời kỳ đỉnh cao giữa những năm 1980, Mỹ sở hữu 30.000 tấn tác nhân chiến tranh hóa học. Chúng bao gồm các chất độc thần kinh, chẳng hạn như Sarin và Tabun, phá vỡ cơ chế mà các dây thần kinh truyền thông điệp đến các cơ quan; cũng như các chất gây phồng rộp như khí mù tạt, gây kích ứng nghiêm trọng cho da, mắt và phổi.

Ngày nay, con số đó chính thức bằng không.

Vào ngày 7/7/2023, tên lửa M55 cuối cùng chứa chất độc thần kinh Sarin đã bị bắn thủng, hút cạn và đốt cháy tại Blue Grass Army Depot, bang Kentucky, Mỹ: Chính thức chấm dứt việc sử dụng vũ khí hóa học của loài người.

Vì Mỹ là quốc gia cuối cùng tuyên bố sở hữu những công cụ chiến tranh đáng sợ này, nên hành động mới nhất này có nghĩa là thế giới chính thức không còn vũ khí hóa học - ít nhất là trên giấy tờ.

Mỹ vừa tiêu hủy tên lửa M55 chứa chất độc thần kinh Sarin: Khép lại nỗi ám ảnh mang tên vũ khí hóa học
Mỹ đã từng có hơn 30.000 tấn vũ khí hóa học, nhưng cuối cùng nước này đã loại bỏ kho dự trữ cuối cùng của mình. (Ảnh: David Zalubowski/AP)

"Đây là lần đầu tiên một cơ quan quốc tế xác minh việc tiêu hủy toàn bộ danh mục vũ khí hủy diệt hàng loạt từng được tuyên bố - củng cố cam kết của Mỹ trong việc tạo ra một thế giới không có vũ khí hóa học" - Tiến sĩ William A. LaPlante - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ nói.

Đã hơn 30 năm kể từ khi Tổng thống Mỹ George Bush và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev song phương đồng ý chấm dứt việc sản xuất tất cả vũ khí hóa học và phá hủy các kho dự trữ tương ứng.

Nỗi ám ảnh mang tên vũ khí hóa học

Vũ khí hóa học lần đầu tiên được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất (1914-1918). Trong Thế chiến thứ hai (1939-1945), các quốc gia trên thế giới tích trữ vũ khí hóa học, đề phòng chúng được sử dụng lại.

Trong Chiến tranh Lạnh (1946-1991), Mỹ và Liên Xô đã dự trữ một lượng lớn vũ khí hóa học. Đến năm 1990, Mỹ có hơn 30.000 tấn tác nhân hóa học và Liên Xô có thể có ít nhất 40.000 tấn, theo David Koplow, Giáo sư luật tại Đại học Georgetown ở Washington, DC., Mỹ.

  • Khí clo là một trong những chất đầu tiên được triển khai trên quy mô lớn, gây kích ứng mắt và cổ họng của bất kỳ ai không may thấy mình không được bảo vệ trong làn sương mù màu xanh nhạt của nó.
  • Khí mù tạt khiến vết phồng rộp xuất hiện ở bất cứ nơi nào nó tích tụ trên vùng da hở.
  • Khí không màu Phosgene (COCl₂) thì lặng lẽ phá hủy phổi, dẫn đến cái chết đau đớn vài ngày sau đó.

Mặc dù miễn cưỡng sử dụng chúng, Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới vẫn tiếp tục đầu tư vào việc phát triển và sản xuất các loại vũ khí độc hại hơn bao giờ hết.

Vào những năm 1950, các chất độc thần kinh như VX và Sarin đã được sản xuất và tích hợp vào các hệ thống phát tán chất nổ. Gây chết người ở nồng độ nhỏ nhất, các hợp chất này ngăn chặn các dây thần kinh quan trọng, gây tê liệt cơ dẫn đến ngạt thở, tử vong.

Tính thực tế của việc dỡ bỏ một kho dự trữ vũ khí hóa học lâu đời gần như là thách thức. Được thiết kế để phát nổ và tàn phá các mô của chúng ta, ít ai nghĩ rằng sẽ thật khôn ngoan khi chất các chất độc này lên thuyền, thả chúng ra biển, rồi đánh chìm chúng. Ngay cả khi quá trình tiêu hủy kết thúc, việc dọn dẹp tại các cơ sở sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm.

Mỹ vừa tiêu hủy tên lửa M55 chứa chất độc thần kinh Sarin: Khép lại nỗi ám ảnh mang tên vũ khí hóa học
Lính dù Pháp tham gia một bài tập huấn luyện chiến tranh hạt nhân, sinh học và hóa học. (Ảnh: Fred Marie/Shutterstock.com).

"Quá trình này bao gồm xử lý chất thải thứ cấp, khử nhiễm và ngừng hoạt động của các cơ sở và thiết bị, xử lý tài sản, phá hủy một số cơ sở và kết thúc hợp đồng cũng như giấy phép môi trường. Trong thời gian đóng cửa, sự an toàn của lực lượng lao động, cộng đồng và môi trường sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của chương trình" - Michael S. Abaie - Giám đốc Điều hành Chương trình Giải pháp Thay thế Vũ khí Hóa học Lắp ráp, Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết.

Với các cơ sở sẵn có, Mỹ cuối cùng đã bắt kịp với phần còn lại của thế giới, sử dụng robot để xử lý những gì con người không nên làm; sử dụng vi khuẩn để phân hủy những gì hóa học không thể; và dùng lò nung để nhanh chóng khử kim loại bị ô nhiễm thành xỉ và tro.

Vương quốc Anh tuyên bố hủy bỏ vũ khí hóa học cuối cùng được tuyên bố vào năm 2007. Ấn Độ,cũng có tuyên bố tương tự vào năm 2009. Năm 2017, Nga đã chính thức tiêu hủy kho dự trữ 40.000 tấn cuối cùng của mình.

Nhờ thế, hiện nay trên Trái đất đã giảm được rất nhiều vũ khí gây ra cái chết đau đớn cho con người. Đó là một khoảnh khắc đáng để ăn mừng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàn Quốc phát triển công nghệ mới phát hiện tín hiệu tên lửa

Hàn Quốc phát triển công nghệ mới phát hiện tín hiệu tên lửa

Hàn Quốc đã phát triển công nghệ mới có khả năng dò tìm và phát hiện tín hiệu, giúp các tàu chiến định vị được tên lửa chống hạm tiên tiến đang lao về phía mục tiêu.

Đăng ngày: 12/07/2023
Tuổi đời hơn 20 năm, Kornet vẫn là nỗi lo sợ của xe tăng phương Tây

Tuổi đời hơn 20 năm, Kornet vẫn là nỗi lo sợ của xe tăng phương Tây

Kornet là tên lửa điều khiển chống tăng do Phòng Thiết kế công cụ KBP của Nga phát triển trong những năm 1990, được đưa vào biên chế năm 1994.

Đăng ngày: 27/06/2023
Nga sản xuất trang thiết bị phòng chống khủng bố độc đáo “có một không hai” trên thế giới

Nga sản xuất trang thiết bị phòng chống khủng bố độc đáo “có một không hai” trên thế giới

Kể từ năm 1992, công ty " Diagnostics-M" của Nga chuyên phát triển và sản xuất các loại thiết bị hiện đại và hiệu quả để sàng lọc hành lý, các hệ thống kiểm tra an ninh chống khủng bố.

Đăng ngày: 27/06/2023
Vũ khí đáng sợ bậc nhất thời Trung Cổ vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay

Vũ khí đáng sợ bậc nhất thời Trung Cổ vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay

Vũ khí chết người mệnh danh " Ngọn lửa Hy Lạp" dường như bất chấp các định luật vật lý và khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt hàng thế kỷ.

Đăng ngày: 22/06/2023
Hệ thống chống máy bay không người lái hoạt động như thế nào?

Hệ thống chống máy bay không người lái hoạt động như thế nào?

Làm thế nào để phát hiện và ngăn máy bay không người lái (UAV)? Hãng tin Sputnik đã điểm lại một loạt hệ thống có khả năng chặn được UAV.

Đăng ngày: 01/06/2023
Hệ thống radar Niobium là gì?

Hệ thống radar Niobium là gì?

Theo báo chí Nga, radar Niobium - được gọi là " Máy quét bầu trời" - được thiết kế để phát hiện và theo dõi các mục tiêu khí động học như máy bay và đạn đạo.

Đăng ngày: 12/04/2023
Tận mục vũ khí công thành có sức hủy diệt khủng khiếp thời cổ đại

Tận mục vũ khí công thành có sức hủy diệt khủng khiếp thời cổ đại

Từ thế kỷ 12, máy bắn đá Trebuchet trở thành vũ khí công thành phổ biến trên nhiều chiến trường.

Đăng ngày: 04/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News