Nấm tinh quái, tạo hoa giả để đánh lừa ong và côn trùng tới thụ phấn

Nấm Fusarium xyrophilum tạo hoa giả để đánh lửa ong và loài côn trùng bay tới thụ phấn cho nó.

Nhà thực vật học Kenneth Wurdack phát hiện hiện tượng thú vị này trong các chuyến đi thực tế tới Guyana. Wurdack quan sát thấy điểm bất thường trên các bông hoa của loài cỏ mắt vàng.

Không giống như các bông hoa điển hình của loài này, chúng có màu vàng cam hơn, kết thành từng chùm chặt chẽ.

Nấm tinh quái, tạo hoa giả để đánh lừa ong và côn trùng tới thụ phấn
Hai bông hoa giả mà Fusarium xyrophilum tạo ra (phải) và hoa thật do cỏ mắt vàng tạo ra (trái). (Ảnh: Smithsonian Institution).

Sau khi nghiên cứu thêm các tài liệu, Wurdack nhận ra rằng những bông hoa màu cam này không phải là hoa. Và cỏ mắt vàng không tạo ra chúng.

Thay vào đó, chúng là sản phẩm "bắt chước" mà một loại nấm có tên Fusarium xyrophilum tạo ra. Fusarium xyrophilum lây nhiễm toàn bộ cây, ngăn loại cỏ này nở hoa. Sau đó chúng phát triển hoa giả từ các mô nấm. Những bông hoa giả có kích thước và hình dạng tương tự như hoa thật có tác dụng phản xạ tia cực tím để thu hút các loài tới thụ phấn, đặc biệt là ong.

Mánh khóe này hiệu quả tới mức nhiều con ong và các loài thụ phấn khác tới thăm chúng, mong đợi được thưởng mật hoa và phấn hoa. Nhưng thay vào đó, chúng bị bao phủ bởi các bào tử nấm và mang chúng đi phát tán khắp nơi.

Hình thức "chơi khăm" trên không phải chưa từng được ghi nhận, nhưng trường hợp của Fusarium xyrophilum được xem là phức tạp nhất từ trước tới nay.

"Đây là vì dụ duy nhất mà chúng tôi biết, ở bất cứ đâu trên hành tinh khi mà nấm ngụy trang làm hoa giả", Kerry O'Donnell, nhà vi sinh vật học tại Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết.

Một số kẻ giả mạo được phát hiện trước đó chỉ sửa đổi lá của cây chủ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện

Phát hiện "siêu thực vật" hút khí ô nhiễm

Các nhà khoa học vừa phát hiện được một loại “siêu thực vật”, vốn được trồng phổ biến ở Anh, có thể giúp giảm thiểu khí ô nhiễm tại những tuyến đường đông đúc.

Đăng ngày: 22/02/2021
Nhân sâm ở đâu có chất lượng tốt nhất?

Nhân sâm ở đâu có chất lượng tốt nhất?

Khắp thế giới, nổi tiếng lâu đời nhất và tiêu biểu nhất cho những sâm “thứ thiệt”, đầu tiên phải kể nhân sâm Cao Ly.

Đăng ngày: 20/02/2021
Loài gián thay phiên ăn cánh của nhau sau giao phối

Loài gián thay phiên ăn cánh của nhau sau giao phối

Nhóm chuyên gia Nhật Bản phát hiện gián ăn gỗ sẽ nhai cánh của bạn đời để giúp đối phương khỏe mạnh hơn.

Đăng ngày: 19/02/2021
Tiềm năng trở thành siêu thực phẩm của đậu khoai tây

Tiềm năng trở thành siêu thực phẩm của đậu khoai tây

Nghiên cứu mới cho thấy một loài cây dại họ đậu mọc phổ biến ở Mỹ có thể trở thành siêu thực phẩm trong tương lai.

Đăng ngày: 17/02/2021
Quả quất – Món quà may mắn đầu năm

Quả quất – Món quà may mắn đầu năm

Quả quất, người miền nam gọi là trái tắc, biểu tượng mang may mắn trong những ngày đầu xuân và là thực phẩm giàu vitamin.

Đăng ngày: 13/02/2021
Bọ cạp mẹ cõng con: Tấm ảnh tràn ngập tình mẫu tử, cho đến khi bạn biết sự thật đáng sợ phía sau

Bọ cạp mẹ cõng con: Tấm ảnh tràn ngập tình mẫu tử, cho đến khi bạn biết sự thật đáng sợ phía sau

Tình mẫu tử tồn tại ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên đôi khi, câu chuyện lại nằm ngoài sức tưởng tượng.

Đăng ngày: 12/02/2021
Cây bắt ruồi Venus - Loài cây ăn thịt kỳ lạ, tạo ra từ trường khi săn mồi

Cây bắt ruồi Venus - Loài cây ăn thịt kỳ lạ, tạo ra từ trường khi săn mồi

Theo một nghiên cứu mới, khi cây bắt ruồi Venus - loài cây ăn thịt có tên khoa học là Dionaea muscipula bắt mồi, chúng sẽ tạo ra một lượng từ trường đáng kể.

Đăng ngày: 08/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News