NASA lùi lịch đưa con người trở lại Mặt trăng

Giám đốc NASA hôm 9/11 cho biết chuyến bay chở phi hành gia trở lại Mặt trăng sau 5 thập kỷ sẽ không diễn ra sớm hơn năm 2025.

Điều này có nghĩa là sứ mệnh Artemis 3 bị lùi lại ít nhất một năm so với mục tiêu ban đầu mà chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump đặt ra. Nguyên nhân cho sự chậm trễ là do "tranh cãi pháp lý" liên quan đến hợp đồng chế tạo phương tiện đổ bộ Mặt trăng.

Trước đó, công ty Blue Origin của Jeff Bezos đã đệ đơn kiện lên Cơ quan Thẩm định Trách nhiệm (GAO) và Tòa án Liên bang Mỹ (USCFC) vì cho rằng NASA và chính phủ liên bang "thiên vị" SpaceX khi trao cho họ hợp đồng độc quyền chế tạo hệ thống phóng và hạ cánh. Tuy nhiên, trong diễn biến mới nhất, NASA đã thắng kiện.


Mô phỏng tàu Starship của SpaceX đưa phi hành gia NASA quay trở lại Mặt trăng. (Ảnh: SpaceX)

"Chúng tôi mất gần 7 tháng cho các vụ kiện tụng và điều đó đã đẩy cuộc đổ bộ đầu tiên của con người xuống bề mặt Mặt trăng (kể từ năm 1972) lùi lại không sớm hơn năm 2025", Giám đốc NASA Bill Nelson giải thích. Ông cũng tiết lộ thêm rằng sẽ có một cuộc hạ cánh không người lái vào một thời điểm nào đó trước khi con người đặt chân lên bề mặt Mặt trăng.

Tin tốt là NASA đang có những bước đi vững chắc. Hôm 5/11, cơ quan này cho biết họ đã đạt được một cột mốc quan trọng khi xếp chồng tàu vũ trụ Orion lên trên đỉnh tên lửa SLS Block 1, cao 98 m, bên trong cơ sở lắp ráp tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, hướng đến triển khai sứ mệnh không người lái Artemis 1 vào tháng 2/2022.


Mô phỏng tàu quỹ đạo Orion kết hợp với tàu đổ bộ Starship. (Ảnh: Homem do Espaço)

Artemis 1 là chuyến bay đầu tiên trong chương trình Artemis, nhằm kiểm tra khả năng hoạt động của tàu vũ trụ Orion trong không gian sâu. Artemis 2 dự kiến phóng lên vào năm 2023 sẽ đưa phi hành đoàn Orion du hành quỹ đạo Mặt trăng. Cuối cùng, Artemis 3 vừa đưa các phi hành gia du hành quỹ đạo bằng tàu Orion, vừa đưa một nhóm phi hành gia khác - bao gồm người phụ nữ đầu tiên và người da màu đầu tiên - đáp xuống bề mặt thiên thể bằng tàu đổ bộ Starship của SpaceX.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News