NASA phát triển tàu vũ trụ để phá hủy trạm ISS

NASA lên kế hoạch phát triển một con tàu có thể kéo Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) khỏi quỹ đạo và tự hủy khi bay qua khí quyển Trái đất.


Trạm ISS đang hoạt động ở độ cao hơn 400m phía trên bề mặt Trái đất. (Ảnh: iStock)

Trong buổi họp báo hôm 13/3, NASA dự kiến chi 180 triệu USD để chế tạo một tàu kéo vũ trụ có thể giúp tàu ISS thoát khỏi quỹ đạo an toàn và rơi xuống đại dương sau khi kết thúc thời gian vận hành vào năm 2030, cũng như tiến hành nhiều hoạt động khác. Con tàu mới còn hỗ trợ hoạt động rời quỹ đạo của các đối tác trạm ISS (cơ quan vũ trụ của Mỹ, Nga, châu Âu, Canada và Nhật Bản).

Kế hoạch hiện nay là đốt động cơ ở tàu chở hàng tự động Progress do Nga cung cấp để trạm ISS giảm dần độ cao. Thay vì phụ thuộc vào hệ thống của Nga, tàu vũ trụ do NASA sản xuất sẽ cho phép Mỹ chủ động hơn trong quá trình đưa trạm ISS trở lại Trái đất, đặc biệt khi hai phương tiện Nga đang ghép nối với trạm liên tiếp gặp sự cố rò rỉ chất làm mát. Tàu chở phi hành gia Soyuz mất tất cả chất làm mát vào ngày 14/12/2022 và tàu Progress cũng gặp vấn đề tương tự vào ngày 11/2/2023. Theo Nga, nhiều khả năng rò rỉ trên tàu Soyuz do va chạm với vi thiên thạch gây ra, còn sự cố ở tàu Progress là do "ảnh hưởng bên ngoài", có thể xảy ra trong quá trình phóng.

Ngoài ra, Nga cũng tuyên bố rút khỏi trạm ISS sớm (sau năm 2024) để xây dựng trạm vũ trụ riêng ở quỹ đạo thấp của Trái đất. Thông tin này nhiều khả năng thúc đẩy NASA phát triển tàu vũ trụ mới.

Cũng trong buổi họp báo, NASA cho biết kinh phí năm sau cho chương trình Artemis là 8,1 tỷ USD. Nguồn ngân sách sẽ giúp NASA đạt hai cột mốc quan trọng trong tương lai gần là phóng tàu Artemis 2 và Artemis 3 lần lượt vào tháng 11/2024 và tháng 12/2025. Nhiệm vụ Artemis 2 sẽ đưa phi hành gia bay vòng quanh Mặt trăng và Artemis 3 sẽ hạ cánh gần cực nam Mặt trăng trong nhiệm vụ chở người đầu tiên từ thời Apollo 17 vào tháng 12/1972. Tuy nhiên, nhiệm vụ Artemis 4 sẽ lùi sang năm 2028 với mục tiêu lắp ráp trạm vũ trụ Gateway của NASA trên quỹ đạo Mặt trăng, nếu tất cả theo đúng kế hoạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Sự thật chết chóc về cách Trái đất có thể đã ra đời

Một Trái đất rộng rãi gấp đôi là điều không thể, bởi các nhà thiên văn vừa tìm thấy một sa mạc hành tinh tử thần.

Đăng ngày: 10/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News