NASA tuyển chọn phi hành gia cho sứ mệnh Artemis II
Sắp tới, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ công bố danh sách 4 phi hành gia tham gia sứ mệnh Artemis II, nằm trong chương trình Artemis lớn hơn nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng lần đầu tiên sau hơn 50 năm.
Dự kiến được phóng vào năm 2024, Artemis II sẽ là chuyến bay có người đầu tiên bay quanh Mặt trăng của chương trình Artemis, mở đường cho sứ mệnh Artemis III cho phép các nhà du hành đi bộ trên hành tinh này vào năm 2025. Ngoài việc công bố quốc tịch của các phi hành gia tham gia Artemis II, 3 người Mỹ và 1 người Canada, NASA gần như không công khai danh tính phi hành đoàn cũng như quy trình tuyển chọn. Tuy nhiên, qua phỏng vấn nhiều quan chức đương thời và về hưu của NASA, Kênh CNN đã vén màn cách tuyển chọn của tổ chức này.
8 ứng viên hàng đầu cho sứ mệnh Artemis II. (Ảnh: CNN).
Xác định “đội ngũ phù hợp” cho một sứ mệnh không gian luôn là quy trình bí ẩn có từ thập niên 1950, thời điểm NASA chuẩn bị cho chương trình Mercury đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Mỹ. Mặc dù các tiêu chí lựa chọn có thể đã thay đổi, nhưng quy trình vẫn còn rất bí mật. CNN cho biết quyết định chọn ai bay lên Mặt trăng sẽ được đưa ra bởi 3 nhân vật chủ chốt tại Trung tâm Không gian Johnson (JSC) của NASA. Nhân vật đầu tiên trong quy trình trên là Giám đốc Văn phòng Phi hành gia. Vị này sẽ trình những đề cử ban đầu cho người đứng đầu Ban Giám đốc điều hành bay và sau đó lên tới Giám đốc JSC. Giám đốc JSC sẽ có trách nhiệm phê duyệt 4 sự lựa chọn cuối cùng.
Nhóm ứng viên phong phú hơn
Ngay từ đầu, NASA đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có chương trình không gian mang tên Artemis, đặt theo tên chị em sinh đôi của nữ thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp, với một phi hành đoàn đa dạng về giới tính, chủng tộc và ngành nghề.
NASA hiện có nhóm ứng viên phi hành gia phong phú hơn rất nhiều so với chương trình Mercury (cả 7 nhà du hành khi đó đều là nam giới, da trắng và phi công quân sự). Hơn 1/3 trong số 41 phi hành gia của thế hệ Artemis là phụ nữ và 12 người da màu. Các phi hành gia của thế hệ Artemis cũng đa dạng về ngành nghề, với chỉ 16 phi công trong khi phần còn lại là những chuyên gia về sinh học, địa lý, hải dương học, kỹ thuật và y học.
Do Giám đốc Văn phòng Phi hành gia không đủ tư cách để bay vào vũ trụ, nên hồi tháng 11-2022, ông Reid Wiseman đã từ chức vai trò này để có cơ hội bay quanh Mặt trăng 10 ngày rồi trở về. Nếu ông Wiseman, một người da trắng, được chọn thì các suất còn lại trong phi hành đoàn của Artemis II phải có ít nhất một “bóng hồng” và ít nhất một người da màu.
Ngoài ông Wiseman, còn có nhiều ứng viên nổi bật khác gồm Victor Glover, Randy Bresnik, Christina Koch, Jessica Meir, Anne McClain, Stephanie Wilson. Trong đó, Bresnik được coi là ứng viên hàng đầu bởi kể từ năm 2018, phi hành gia 55 tuổi này đã giám sát chương trình phát triển của văn phòng phi hành gia và thử nghiệm tất cả tên lửa, tàu vũ trụ mà sẽ được sử dụng cho các sứ mệnh Artemis.
Chương trình Apollo được Mỹ thực hiện trong thập niên 1960, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái đất một cách an toàn trước năm 1970. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ Apollo 11 trong tháng 7-1969. Apollo 11 là chuyến bay không gian đã hạ cánh cùng người đầu tiên đáp xuống Mặt trăng, hai phi hành gia Mỹ là Neil Armstrong và Buzz Aldrin. Phi hành gia Mỹ Gene Cernan là người cuối cùng đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1972. |

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tháng 1 năm 2023: "Bạn của loài người tuyệt chủng" trở lại sau 50.000 năm
Trên bầu trời Trái Đất tháng 1-2023, lần đầu tiên sau 50.000 năm, một vật thể ma quái có thể được loài người nhìn thấy rõ bằng mắt thường.

Tìm thấy những ngôi sao "ma" lang thang khắp nơi hàng tỉ năm
Kính viễn vọng Hubble phát hiện nhiều ngôi sao "ma" trong các thiên hà khổng lồ. Chúng lang thang như những linh hồn lạc lối, với ánh sáng mờ ảo ma quái.

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng
Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
