Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thành công trong việc đưa vệ tinh định vị lên quỹ đạo và sau khi tên lửa đã hoàn thành nhiệm vụ, nó đã để lại vòng xoáy phát sáng trên bầu trời Hawaii.


Vòng xoáy màu xanh dương xuất hiện trên bầu trời Hawaii hôm 18/1. (Ảnh: Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản)

SpaceX phóng vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) vào vũ trụ cho Lực lượng Không gian Mỹ vào 19h24 ngày 18/1 theo giờ Hà Nội. Không lâu sau đó, kính viễn vọng Subaru Telescope phát hiện một vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời. "Vòng xoáy dường như liên quan tới hoạt động phóng vệ tinh mới của công ty SpaceX", nhà chức trách quản lý kính viễn vọng Subaru ở Đài quan sát Thiên văn Quốc gia Nhật Bản, chia sẻ. Họ cũng đăng bức ảnh chụp vòng xoáy ở bên trên kính viễn vọng đặt trên đỉnh núi Mauna Kae ở Đảo Lớn, Hawaii.

Nhà khoa học kiêm chuyên gia theo dõi vệ tinh Scott Tilley cho biết vị trí của vòng xoáy gần với nơi tầng thứ hai của tên lửa Falcon 9 sẽ bay qua trong vài phút sau khi phóng. Trong khi đó, tầng thứ nhất hạ cánh trở lại Trái Đất trên tàu không người lái ở biển.

Đây không phải lần đầu tiên vòng xoáy phát sáng được phát hiện sau khi SpaceX phóng tên lửa. Người dân ở nhiều nơi như New Zealand từng trông thấy vòng xoáy tương tự sau hoạt động của tên lửa Falcon 9. Trong những lần xuất hiện trước đó, các nhân chứng cho biết vòng xoáy hình thành khi tầng trên của Falcon 9 giải phóng nhiên liệu không cần dùng trong quá trình rơi xuống đại dương. Theo trang Spaceweather.com, tầng trên tên lửa có thể xoay tròn theo trục dài nhất để ổn định hướng bay, tạo thành hình vòng xoáy.

Tên lửa Falcon 9 nổi tiếng tạo ra nhiều hình dạng thú vị sau khi phóng như "con sứa vũ trụ" trên bầu trời phía trên vùng ven biển Florida. Những hình dạng như vậy ra đời khi khí gas ở vòi của động cơ tên lửa trải qua áp suất cao hơn trong khí quyển và được chiếu sáng bởi ánh Mặt trời, theo Chris Combs, giáo sư khí động học và kỹ thuật cơ học ở Đại học Texas tại San Antonio.

SpaceX đã phóng 5 nhiệm vụ vào vũ trụ trong 19 ngày đầu tiên của năm 2023. Nếu duy trì nhịp độ này, công ty sẽ phóng tổng cộng 96 tên lửa khi hết năm, nhưng thời tiết và yếu tố kỹ thuật có thể gây ra các vụ hoãn phóng. Năm 2022, SpaceX lập kỷ lục phóng 61 lần, gần như gấp đôi năm 2021 với 31 lần phóng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"

Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Đăng ngày: 07/05/2025
Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km

Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News