Tên lửa và vệ tinh gián điệp chết suýt tạo thảm họa trên quỹ đạo Trái đất

Dữ liệu gây giật mình của một công ty giám sát vệ tinh và phát hiện va chạm cho thấy vùng không gian quanh Trái đất vừa suýt bị bắn phá bởi hàng ngàn mảnh vụn khi một thân tên lửa và một vệ tinh gián điệp cũ sượt qua nhau.

Theo tờ Space, hàng ngàn mảnh vụn cực kỳ nguy hiểm cho các tàu vũ trụ và các thiết bị không gian đang hoạt động khác suýt nữa đã bắn tung khắp vùng quỹ đạo thấp của Trái đất, nếu như hai mảnh rác vũ trụ lớn là một thân tên lửa và một vệ tinh "chết" không sượt qua nhau chỉ trong "đường tơ kẽ tóc".

Cụ thể, theo công ty giám sát vệ tinh và phát hiện va chạm LeoLabs, hai mảnh rác vũ trụ đã trượt qua nhau với biên độ cực kỳ nhỏ là 6 mét.

Chúng là một thân tên lửa và một vệ tinh gián điệp - Komos-3 và Cosmos 2361 của Liên Xô cũ - đã ngừng hoạt động từ lâu.

Tên lửa và vệ tinh gián điệp chết suýt tạo thảm họa trên quỹ đạo Trái đất
Vùng không gian ngay phía trên bầu trời Trái đất đã bị nhân loại biến thành bãi rác khổng lồ và tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ - (Ảnh: MIT NEWS).

Komos-3 là loại tên lửa được sử dụng bởi Liên Xô - Nga từ những năm 1964 đến 2009, tuy nhiên cái suýt va chạm được cho là đã rất cũ. Trong khí đó Cosmos 2361 là một vệ tinh gián điệp được thiết kế để đánh chặn các tín hiệu điện tử như liên lạc vô tuyến và làm nhiễu radar.

Sự cố xảy ra tại khu vực mà LeoLabs gọi là "khu phố tồi tệ" trong vùng không gian gọi là LEO, kéo dài từ độ cao 950 đến 1.050km kể từ mặt đất, với rất nhiều vật thể đã hết sử dụng, vô chủ, bị bỏ rơi nhiều năm nay trên quỹ đạo.

Chúng tạo thành một đống rác khổng lồ trên không gian và vô cùng nguy hiểm bởi nếu 2 mảnh rác vũ trụ chạm nhau, chúng sẽ bắn ra vô số mảnh vỡ, vốn có thể tạo thảm họa. Tàu Soyuz của Nga bị rò rỉ hồi cuối năm ngoái cũng bị nghi ngờ là do một thiên thạch hay một mảnh rác nhỏ va chạm vào, theo kết luận của Roscosmos và NASA (cơ quan vũ trụ của Nga - Mỹ).

LeoLabs thống kê đã có 1.400 cú "suýt va chạm" trong khu vực này chỉ tính riêng khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2022.

Những sự cố này nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược mới nhằm loại bỏ rác vũ trụ khỏi LEO cũng như các khu vực khác phía bên trên bầu khí quyển Trái đất. Theo NASA hiện có gần 30.000 mảnh vụn khác nằm trên quỹ đạo mà Bọ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi, nhưng còn rất nhiều mảnh khác đang ẩn nấp, quá nhỏ để phát hiện nhưng vẫn đủ gây nguy hiểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt trăng

Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt trăng

Robot tự hành Rashid trang bị hệ thống học máy của Canada để giúp đưa ra các quyết định di chuyển, dự kiến đáp xuống Mặt trăng vào tháng 4.

Đăng ngày: 30/01/2023
NASA phát triển tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân

NASA phát triển tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân

NASA đang hợp tác với cơ quan nghiên cứu DARPA của Lầu Năm Góc để chế tạo tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân cho sứ mệnh sao Hỏa.

Đăng ngày: 28/01/2023

"Chiến tướng" của NASA đã chụp được nơi sự sống bắt đầu?

Kính viễn vọng không gian James Webb đã lập kỷ lục mới khi quan sát và thu thập được các chỉ số đáng ngạc nhiên về lớp băng lạnh ở nơi cực sâu của đám mây phân tử Chameleon I.

Đăng ngày: 28/01/2023
Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất

Châu Âu tiết lộ về Hera: Tàu vũ trụ phòng thủ Trái đất

Hera là tên gọi của tàu vũ trụ sát thủ đang được NASA phát triển dưới sự quản lý của European Space Agency (ESA). Nó sẽ được sử dụng trong cuộc thăm dò mặt trăng chết Dimorphos vào năm 2024.

Đăng ngày: 27/01/2023
Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa SpaceX tạo vòng xoáy kỳ lạ trên bầu trời Hawaii

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã thành công trong việc đưa vệ tinh định vị lên quỹ đạo và sau khi tên lửa đã hoàn thành nhiệm vụ, nó đã để lại vòng xoáy phát sáng trên bầu trời Hawaii.

Đăng ngày: 27/01/2023
Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Lần đầu tiên phát hiện thế giới ma 2 trong 1, một năm chỉ dài 20,5 giờ

Các nhà thiên văn vừa phát hiện thêm hai thế giới cực đoan hiếm thấy: Một cặp sao lùn cực lạnh, vô hình trong mắt người và siết lấy nhau rất chặt trong vũ điệu vĩnh cửu.

Đăng ngày: 26/01/2023
Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Những nhiệm vụ vũ trụ sẽ diễn ra trong năm nay

Năm 2023 sẽ có nhiều nghiên cứu, khám phá với những tàu vũ trụ, nhiệm vụ phóng tên lửa và các nghiên cứu về hành tinh, tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 24/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News