NASA và khám phá chưa từng thấy từ vật thể mang hai "bóng ma"

Vào năm 2017, thông qua những hình ảnh mà Hubble ghi lại, các nhà thiên văn học từng báo cáo về một cái bóng lạ quét qua bề mặt của một đĩa khí bụi hình bánh kếp khổng lồ, bao quanh ngôi sao lùn đỏ TW Hydrae.

"Bóng ma" này không phải từ một hành tinh, mà từ một đĩa khí bụi khác, nhỏ hơn nhiều và hơi nghiêng so với đĩa bên ngoài. Mới đây, bóng ma thứ hai tiếp tục hiện ra.


Thế giới bí ẩn với hai "bóng ma" được Hubble nắm bắt - (Ảnh: NASA/AURA/STScI).

Theo SciTech Daily, nó được xác định là đĩa khí bụi thứ hai. Cả hai "bóng ma" này đã cung cấp cái nhìn ngoạn mục về hai hành tinh ở một giai đoạn chưa từng thấy trước đây, hai phôi thai còn chưa rõ hình dạng.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học John Debes từ Viện khoa học Kính viễn vọng không gian ở Maryland - Mỹ và Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết đó cũng là hai đĩa tiền hành tinh hoàn toàn khác biệt so với những cái từng biết.

Ban đầu chỉ thấy một cái là vì chúng chỉ như một, hoặc ít nhất nằm sát nhau và hoạt động cùng một cách. Bỗng dưng hai bóng ma này tách ra và bắt đầu cho thấy chúng là hai chiếc đĩa riêng biệt, hoạt động khác nhau, mặt phẳng quỹ đạo cũng hơi khác nhau.

Điều này vẫn đang khiến các nhà khoa học bối rối và cả thú vị, bởi sẽ tiết lộ những điều chưa từng biết về cách một hành tinh ra đời.

Các dữ liệu ban đầu cho thấy các hành tinh non trẻ này nằm trong một khu vực có khoảng cách gần bằng sao Mộc so với Mặt trời, quay quanh sao mẹ mỗi 15 năm, có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng từ 5-7 độ so với đĩa tiền hành tinh chính của sao mẹ.

Bất ngờ, điều này hoàn toàn phù hợp với "kiến trúc phong cách Hệ Mặt trời", có thể cung cấp cho các nhà thiên văn cái nhìn "xuyên không" về quá khứ, để suy ra cách thế giới của chúhg ta hình thành.

Đĩa tiền hành tinh của sao mẹ cũng gồm 2 đĩa trong và ngoài, trong đó đĩa ngoài có thể có bán kính gấp vài lần Vành đai Kuiper của Hệ Mặt trời. Đĩa này cũng có khoảng trống kỳ lạ ở khoảng cách gấp đôi khoảng cách sao Diêm Vương với Mặt trời, cho thấy khả năng về một hành tinh thứ ba.

Nghiên cứu vừa công bố trên The Astrophysical Journal.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ảnh sốc từ NASA/ESA:

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đăng ngày: 01/04/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ  mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News