Nga lần đầu công khai mô hình trạm vũ trụ tương lai
Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) lần đầu công bố mô hình trạm vũ trụ mới ngày 15/8. Hiện chưa rõ thời điểm Nga phóng trạm này lên không gian.
Mô hình trạm vũ trụ mới có tên Trạm Quỹ đạo Nga (ROS) được Roscosmos giới thiệu tại Diễn đàn Quân sự Kỹ thuật quốc tế Army-2022, RT đưa tin.
Theo cơ quan này, Tập đoàn Vũ trụ Energia, một bộ phận của Roscosmos, đang xây dựng bản phác thảo trạm vũ trụ tương lai. Việc triển khai trạm vũ trụ sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn.
Trong giai đoạn một, Nga sẽ phóng 4 bộ phận lên vũ trụ bao gồm trục chính của trạm, khoang năng lượng khoa học, lõi và cổng ra vào trạm. Trong giai đoạn này, sẽ có 2 phi hành gia làm việc tại trạm.
Mô hình trạm vũ trụ tương lai mà Nga đang phát triển. (Ảnh: RT).
Ở giai đoạn 2, Nga sẽ phóng thêm 2 cấu phần nữa để bổ sung cho trạm vũ trụ. Khi đó, số thành viên phi hành đoàn sẽ tăng lên thành 4.
"Trong số các đặc điểm và tính năng mới của trạm, các nhà phát triển nhấn mạnh tiềm năng năng lượng khổng lồ dành cho các sứ mệnh, sự thống nhất của các cấu phần, khả năng tương tác với các nhóm vệ tinh thế hệ tiếp theo và nhiều chế độ hoạt động tương lai", Roscosmos tuyên bố.
Tuy vậy, Roscosmos không cho biết khi nào các bộ phận của trạm vũ trụ mới được đưa lên không gian, hay thời điểm trạm này đi vào hoạt động.
Từ năm 2021, Giám đốc thiết kế tàu vũ trụ của Tập đoàn Energia Vladimir Solovyov đã tiết lộ kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ mới. Ông Solovyov khi đó nói trạm vũ trụ có khả năng đi vào vận hành từ 2028.
Tháng 7, Giám đốc Roscosmos Yury Borisov cho biết Nga sẽ rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế ISS sau năm 2024. Tuy nhiên sau đó, một quan chức của Roscosmos đính chính rằng việc rút khỏi ISS sẽ phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của trạm vũ trụ.
Theo kế hoạch, NASA sẽ tiếp tục sử dụng ISS đến năm 2030. Cựu Giám đốc Roscosmos Dmitry Rogozin dự đoán trạm vũ trụ ISS sẽ không thể tiếp tục hoạt động vào năm 2028 trừ khi được đầu tư khoản tiền lớn để sửa chữa.

Một phần Trái đất vỡ ra, đang lang thang ngoài vũ trụ?
Nghiên cứu mới dựa trên 6 mảnh thiên thạch thu thập từ Nam Cực đã hé lộ thêm một phần bí ẩn về hành tinh giả thuyết Theia, Trái đất và Mặt trăng.

"Đôi cánh" pin Mặt trời của trạm vũ trụ Trung Quốc dịch chuyển
Hệ thống pin với tổng chiều dài hơn 55 m của module Vấn Thiên có thể thay đổi theo hướng Mặt Trời khi trạm Thiên Cung di chuyển.

Hôm nay hành tinh có 29 mặt trăng áp sát Trái đất, mắt thường nhìn được
Ngày 15-8, hành tinh khổng lồ sở hữu 29 mặt trăng - trong đó có 2 mặt trăng được NASA cho là có đại dương, oxy và thậm chí sự sống là Enceladus và Dione - đi đến điểm gần Trái Đất nhất.

Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?
Trên thực tế, sao Diêm Vương có rất nhiều cấu trúc bề mặt khổng lồ. Nhờ những cấu trúc địa chất kỳ lạ này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sao Diêm Vương có khả năng có một đại dương dưới bề mặt.

Cường độ từ trường toàn cầu đã giảm 9%, liệu Trái đất sẽ đi theo cách giống như sao Hỏa?
Từ trường trái đất là lớp bảo vệ không thể thiếu cho sự sống trên Trái đất, nhưng những năm gần đây các nhà khoa học châu Âu đã theo dõi và nhận thấy sức mạnh của nó đang suy yếu.

10% nguy cơ rác vũ trụ rơi trúng đầu người, tỉ lệ nhỏ nhưng nguy hiểm
Tuy khả năng phân chim rơi trúng đầu bạn còn cao hơn nguy cơ rác vũ trụ rơi xuống, nhưng không phải không thể xảy ra, thậm chí đã có các trường hợp bị thương và thiệt hại về tài sản vì rác vũ trụ.
