Nghi va chạm không gian, vệ tinh Liên Xô bỗng tan vỡ

Sau 3 thập kỷ yên vị ở độ cao 1.400km trên quỹ đạo Trái đất, một vệ tinh - tàu vũ trụ Kosmos của Liên Xô (cũ) đã vỡ thành 7 mảnh.

Tiến sĩ Jonathan McDowell, chuyên gia về mảnh vỡ không gian của Trung tâm Vật lý thiên văn Havard-Smithsonian (Mỹ), 7 vật thể mảnh vụn trên quỹ đạo Trái đất đã được xác định là thuộc về một vệ tinh không còn tồn tại của Liên Xô (cũ), được phóng lên vũ trụ từ năm 1991.

"Các mảnh vỡ có thể đến từ Kosmos-2143 hoặc Kosmos-2145, 2 trong số 7 vệ tinh Strela-1M được phóng trên cùng một tên lửa" - Tiến sĩ McDowell cho biết.

Nghi va chạm không gian, vệ tinh Liên Xô bỗng tan vỡ
Các tàu vũ trụ trên quỹ đạo đang bay trong một vùng không gian đầy "chướng ngại vật" - (Ảnh: EvgeniyShkolenko).

Đó là vệ tinh dạng tàu vũ trụ nhỏ, hiện nay không còn hoạt động nên sự cố này không gây tổn thất lớn cho bất kỳ cơ quan vũ trụ nào. Tuy nhiên, sự tan vỡ của vệ tinh này là lời cảnh báo cho nguy cơ va chạm không gian trên quỹ đạo ngày càng cao. Đồng thời, mảnh vỡ từ vụ vỡ vệ tinh cũng có thể góp thêm vật liệu làm tăng thêm nguy cơ va chạm không gian.

Hệ thống vệ tinh - tàu vũ trụ cũ của nhiều quốc gia bỏ lại trong khoảng 60 năm qua đã khiến vùng không gian quanh địa cầu trở thành nơi ngày càng nguy hiểm.

Gần đây, ba cơ quan vũ trụ lớn trên thế giới của Mỹ, châu Âu và Nga là NASA, ESA và Roscomos đều đưa ra ước tính số lượng mảnh vỡ cỡ lớn trên quỹ đạo hiện đã trên 1 triệu. Các cơ quan này đang nỗ lực nghiên cứu giải pháp loại bỏ rác vũ trụ.

Các mảnh vỡ được cho là nguyên nhân khiến Roscosmos lần lượt mất 2 tàu vũ trụ Soyuz và Progress chỉ trong vài tháng cuối năm 2022 - 2023, khi chúng làm thủng lỗ các tàu này.

Mới đây, ngày 24-8, Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) đã phải khai hỏa động cơ trong hơn 21 giây để di dời vị trí nhằm tránh một mảnh vỡ đang trên đường bay tới.

Trước đó, ngày 8-3, tàu Nga Progress 83 đang ghép nối với ISS làm nhiệm vụ tiếp tế cũng phải khai hỏa động cơ đến 6 phút để cứu trạm vì một mảnh vỡ khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của Ấn Độ diễn ra vào ngày 2/9

Sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của Ấn Độ diễn ra vào ngày 2/9

Sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời được khởi động ngay sau chuyến đổ bộ lên Mặt trăng của Ấn Độ.

Đăng ngày: 31/08/2023
Robot Ấn Độ phát hiện nhiều nguyên tố ở cực nam Mặt trăng

Robot Ấn Độ phát hiện nhiều nguyên tố ở cực nam Mặt trăng

Robot tự hành xác nhận sự tồn tại của lưu huỳnh và nhiều nguyên tố khác gần cực nam Mặt Trăng trong lúc tìm kiếm băng nước gần một tuần sau cú hạ cánh lịch sử.

Đăng ngày: 30/08/2023
NASA

NASA "tấn công" nơi duy nhất có chìa khóa sự sống giống địa cầu

Hai " chiến thần" quan sát vũ trụ hàng đầu của NASA sẽ phối hợp với tàu vũ trụ Juno trong vòng bay tiếp theo để khai phá bí ẩn về mặt trăng Io - nơi sở hữu một điều kiện "vàng" cho sự sống.

Đăng ngày: 30/08/2023
Robot Ấn Độ liên tục vượt hố trên Mặt trăng

Robot Ấn Độ liên tục vượt hố trên Mặt trăng

Robot tự hành Pragyan hoạt động bán tự động trên Mặt Trăng, nó có thể nhận lệnh từ trạm điều hành ở mặt đất để thay đổi lộ trình khi gặp chướng ngại vật.

Đăng ngày: 30/08/2023
Nhật Bản hoãn phóng tên lửa đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng

Nhật Bản hoãn phóng tên lửa đưa tàu đổ bộ lên Mặt trăng

Sáng 28/8, Mitsubishi Heavy Industries Ltd thông báo hoãn phóng tên lửa đẩy H2A đưa tàu đổ bộ Mặt Trăng của nước này do gió mạnh vào thời điểm phóng.

Đăng ngày: 29/08/2023
Chinh phục Mặt trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Chinh phục Mặt trời - chương tiếp theo đầy tham vọng của chương trình không gian Ấn Độ

Cuộc đổ bộ thành công của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên Mặt trăng không phải là sự kết thúc mà là bước khởi đầu cho các sứ mệnh không gian của Ấn Độ.

Đăng ngày: 28/08/2023
SpaceX đưa phi hành đoàn

SpaceX đưa phi hành đoàn "quốc tế nhất" lịch sử lên trạm ISS

Tên lửa Falcon 9 đưa tàu Crew Dragon với 4 phi hành gia của nhiệm vụ Crew-7 cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy lúc 14h27 ngày 26/8 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 28/08/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News