Ngư long cổ xưa nhất thế giới hiện ra ở Bắc Cực sau 250 triệu năm

Việc phát hiện ngư long tại Hệ tầng Vikinghøgda trên đảo Spitsbergen ở Bắc Cực sẽ có tác động lớn đến lĩnh vực cổ sinh vật học và giáo trình về động vật học. Chúng ta sẽ phải thay đổi những kiến thức cũ về các loài sinh vật tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và hiểu rõ hơn về sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta.

Theo Sci-News, nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học từ Đại học Uppsala (Thụy Điển) và Trường Đại học Oslo (Na Uy) đã nghiên cứu mẫu vật gồm những đốt sống được bảo quản tốt của một con ichthyosaur, tức "thằn lằn cá" hay "ngư long", có niên đại chỉ 2 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp (Permi).

Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Nhị Điệp xảy ra từ 252 triệu năm trước, tàn phá hệ sinh thái biển và mở đường cho cái gọi là "Thời đại Khủng long", với những con khủng long sơ khai nhất ra đời vài chục triệu năm sau đó trong kỷ Tam Điệp.

Ngư long cổ xưa nhất thế giới hiện ra ở Bắc Cực sau 250 triệu năm
Ảnh đồ họa mô tả ngư long cổ đại - (Ảnh: Esther van Hulsen).

Tuy nhiên hóa thạch ngư long 250 triệu tuổi mà các nhà khoa học tìm thấy lại cho thấy đó là một sinh vật với cơ thể đã tiến hóa đầy đủ các đặc trưng của giống loài, với thân hình thon dài, đầu tương đối nhỏ, mõm dài, tứ chi hình chân chèo và đuôi giống đuôi cá heo.

Nhà cổ sinh vật học Benjamin Kear của Đại học Uppsala cho biết: "Theo sách giáo khoa, các loài bò sát trên cạn có chân đi bộ đã xâm chiếm môi trường nông ven biển để tận dụng các hốc sinh thái mà động vật ăn thịt biển bỏ lại do sự kiện thảm khốc. Theo thời gian, những loài bò sát lưỡng cư ban đầu này bơi lội hiệu quả hơn và cuối cùng biến đổi các chi của chúng thành chân chèo, phát triển hình dạng cơ thể giống cá".

Để hợp lý với giả thuyết "sách giáo khoa" đó, ngư long phải xuất hiện rất lâu sau sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp. Nếu may mắn tìm được một loài tiền thân của ngư long 250 triệu tuổi, lẽ ra đó phải là một sinh vật còn mang đặc điểm chủ yếu của bò sát trên cạn và sống lưỡng cư, bởi 2 triệu năm là quá ngắn cho một sự thay đổi hoàn toàn.

Thế nhưng mẫu vật ở đảo Spitsbergen là một con ngư long hoàn hảo, điều giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng dòng họ quái vật biển này đã bắt đầu tiến hóa từ rất lâu trước đại tuyệt chủng và vẫn sống sót sau sự kiện.

"Các đốt sống giống hệt với các loài ngư long có cơ thể lớn hơn và trẻ hơn nhiều về mặt địa chất, thậm chí còn bảo tồn cấu trúc vi mô trong xương cho thấy các dấu hiệu thích nghi của sự phát triển nhanh, trao đổi chất cao và lối sống hoàn toàn ở đại dương" - tiến sĩ Kear nói thêm.

Thử nghiệm địa hóa môi trường xung quanh vị trí hóa thạch được tìm thấy đã giúp khẳng định tuổi của hóa thạch và buộc giới cổ sinh vật học phải sửa đổi các sách giáo khoa, giáo trình liên quan đến ngư long.

Điều này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình phát triển của Thời đại Khủng long nói chung, khi chỉ ra phiên bản dưới nước của khủng long có nguồn gốc cổ đại hơn ít nhất hàng chục triệu năm so với niên đại ban đầu. Nguồn gốc của ngư long cũng phải được tính toán lại.

Các nhà khoa học vẫn hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được mẫu vật ngư long cổ xưa hơn nữa - ví dụ một mẫu vật thuộc kỷ Nhị Điệp - để hiểu thêm về loài quái vật biển đã trường tồn cho đến khi tiểu hành tinh giết khủng long Chicxulub xuất hiện 66 triệu năm trước.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Current Biology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bình chứa 1.000 đồng tiền vùi dưới đất 400 năm

Phát hiện bình chứa 1.000 đồng tiền vùi dưới đất 400 năm

Bình chứa tiền xu cổ bằng đồng được người dân phát hiện có trọng lượng khoảng 3kg đã chuyển sang màu xanh lá do quá trình oxy hóa.

Đăng ngày: 14/03/2023
Tìm thấy thuyền buồm nguyên vẹn từ thế kỷ 19 dưới đáy hồ

Tìm thấy thuyền buồm nguyên vẹn từ thế kỷ 19 dưới đáy hồ

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy xác của chiếc thuyền buồm Ironton bị đắm vào năm 1894 do thời tiết xấu khi đang chở hàng qua hồ Huron.

Đăng ngày: 14/03/2023
Khám phá Pavlopetri - thành phố chìm cổ xưa nhất thế giới

Khám phá Pavlopetri - thành phố chìm cổ xưa nhất thế giới

Pavlopetri là một thành phố cổ đại tại Hy Lạp được tìm thấy dưới đáy biển gần bờ biển Peloponnese.

Đăng ngày: 13/03/2023
Thợ dò vàng phát hiện kho báu trang sức và đồng xu 1.000 năm trên cánh đồng

Thợ dò vàng phát hiện kho báu trang sức và đồng xu 1.000 năm trên cánh đồng

Thợ dò vàng phát hiện kho báu vô giá bao gồm 4 món đồ trang sức bằng vàng có hình dáng giống khuyên tai, hai miếng lá vàng và 39 đồng xu bạc trên một cánh đồng.

Đăng ngày: 13/03/2023
Các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện bức tượng nhân sư từ thời La Mã

Các nhà khảo cổ Ai Cập phát hiện bức tượng nhân sư từ thời La Mã

Tác phẩm điêu khắc bằng đá vôi này được chế tạo dành cho Hoàng đế La Mã Tiberius Claudius (41-54 sau Công nguyên), được khai quật ở một địa điểm gần ngôi Đền Dendera ở Qena.

Đăng ngày: 12/03/2023
Cừu giúp các nhà khảo cổ Ý bảo tồn tàn tích cổ đại

Cừu giúp các nhà khảo cổ Ý bảo tồn tàn tích cổ đại

Các nhà khảo cổ ở Ý đang cho nuôi cừu để giúp bảo vệ các tàn tích ở Pompeii khỏi sự phát triển của cỏ dại.

Đăng ngày: 10/03/2023
Dạng sống kỳ lạ, có xúc tu, 500 triệu tuổi ở Trung Quốc: Kết luận khiến ai cũng “ngã ngửa”

Dạng sống kỳ lạ, có xúc tu, 500 triệu tuổi ở Trung Quốc: Kết luận khiến ai cũng “ngã ngửa”

Một hóa thạch 500 triệu năm tuổi ở Trung Quốc, đã khiến các nhà khoa học bối rối, thậm chí " nhận dạng nhầm" một thời gian dài.

Đăng ngày: 10/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News