Ngủ ở nhiệt độ phòng bao nhiêu tốt cho sức khỏe?

Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ phòng mát mẻ có thể giúp bạn ngủ sâu giấc, ngăn ngừa bệnh tật và giảm cân.

Vào mùa đông, hầu như ai cũng muốn được "chui" vào chăn ấm trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, chúng ta thường thức giấc vài giờ sau đó vì cảm thấy khó chịu, đổ mồ hôi và vật lộn để quay lại giấc ngủ.

Nhiều người thậm chí phải mở cửa sổ hoặc bật quạt để có thể ngủ mỗi đêm, bất kể mùa nào, thời tiết nóng hay lạnh.

Cơ thể của con người thích mát vào ban đêm. Khi bắt đầu ấm lên, nó sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Nhiệt độ tối ưu cho giấc ngủ là 15,5-20 độ C. Khi bạn ngủ, nó có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể tự nhiên.

Ngủ ngon hơn

Theo Sleep Advisor, khi ở giai đoạn ngủ sâu, cơ thể thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu như tái tạo tế bào và củng cố trí nhớ. Tuy nhiên, nó không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể ở giai đoạn này.

Bằng cách giữ cho căn phòng mát mẻ, bạn sẽ kích thích bản năng ngủ tự nhiên của cơ thể. Nhiệt độ phòng quá cao lúc này có thể chặn tín hiệu đó, khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để ngủ.

Ngủ ở nhiệt độ phòng bao nhiêu tốt cho sức khỏe?
Ngủ ở nhiệt độ phòng 15,5-20 độ C có nhiều lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Medicalnewstoday).

Nhiệt độ phòng mát mẻ cũng kích thích sản xuất hormone melatonin, giúp bạn ngủ ngon hơn. Hormone này cũng có lợi cho việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, cải thiện tâm trạng, giảm cân, chống ung thư và tăng cường sức khỏe não bộ.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra chứng mất ngủ và thức giấc giữa đêm có liên quan sự gián đoạn nhiệt độ của cơ thể. Vì vậy, nhiệt độ phòng mát mẻ (15,5-20 độ C) có thể giúp hạ thân nhiệt nhanh hơn, rút ngắn thời gian chìm vào giấc ngủ và tăng tỷ lệ ngủ sâu suốt đêm.

Chống lão hóa

Như đề cập ở trên, nhiệt độ phòng mát mẻ thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone melatonin. Melatonin cũng là chất chống oxy hóa, giúp bạn chống lão hóa mạnh mẽ. Hợp chất này cũng ngăn chặn tác hại của tia UV, đồng thời làm cho da và tóc trẻ hóa với tốc độ nhanh hơn.

Giảm căng thẳng

Khi ở môi trường có nhiệt độ cao, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone căng thẳng cortisol. Trong khi đó, nhiệt độ phòng mát mẻ có thể kiểm soát lượng cortisol ở mức ổn định. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít căng thẳng và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Ngoài ra, ngủ trong phòng lạnh có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Khi chất lượng giấc ngủ được cải thiện, bạn sẽ thức dậy thoải mái và cảm thấy tốt hơn về tổng thể.

Cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới

Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu khả năng sinh sản của nam giới. Ngủ trong phòng nhiệt độ thấp và mặc đồ lót rộng rãi có thể ngăn ngừa điều này.

Giúp giảm cân

Các chuyên gia sức khỏe khuyên những ai đang cố gắng giảm béo nên ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp. Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Diabetes cho thấy ngủ trong môi trường mát mẻ tăng lượng chất béo nâu trong cơ thể. Đây được coi là chất béo tốt.

Cơ thể sử dụng chất béo nâu để tạo năng lượng, không giống chất béo trắng lưu trữ trong các mô mỡ và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Nó cũng có thể loại bỏ chất béo xấu ra khỏi cơ thể và giúp giảm cân.

Giảm nguy cơ mắc bệnh

Ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp giúp ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới. Vi khuẩn và nấm thích sống trong môi trường ấm áp và ẩm ướt, vì vậy nhiệt độ phòng thấp sẽ ngăn chúng phát triển.

Theo Medical News Today, nhiệt độ phòng lạnh có thể tăng sản xuất chất béo nâu, khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn. Điều này còn làm tăng độ nhạy cảm với insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II. Bên cạnh đó, ngủ với nhiệt độ mát lạnh cũng thúc đẩy quá trình thải đường glucose, yếu tố làm tăng khả năng phát triển tiểu đường type II.

Ngoài ra, melatonin là chất chống oxy hóa mạnh với khả năng vượt qua hàng rào máu não. Nó được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa bệnh Alzheimer và lão hóa não.

Giống chườm đá lên vùng bị sưng hoặc viêm trên cơ thể, việc ngủ trong phòng nhiệt độ thấp có tác dụng làm dịu, chống lại cơn đau. Nó cũng giảm viêm hiệu quả. Đây có thể là một trong những lý do các vận động viên thích ngủ trong phòng nhiệt độ thấp sau trận đấu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kết nối não người với máy tính qua… mạch máu

Kết nối não người với máy tính qua… mạch máu

Nhóm nhà khoa học Australia đã kết nối thành công não bộ con người với một chiếc máy tính hệ điều hành Windows 10 bằng cách luồn dây vào mạch máu.

Đăng ngày: 18/11/2020
Sử dụng gene người, các nhà nghiên cứu tăng thành công kích cỡ và nếp nhăn của não khỉ

Sử dụng gene người, các nhà nghiên cứu tăng thành công kích cỡ và nếp nhăn của não khỉ

Do vấn đề đạo đức, nhóm nghiên cứu đã dừng thí nghiệm sau khi có kết luận cuối cùng.

Đăng ngày: 18/11/2020
Phát hiện virus lạ gây chết người ở Bolivia

Phát hiện virus lạ gây chết người ở Bolivia

Loại virus lạ xuất hiện ở Bolivia có thể lây từ người sang người. Nó có các triệu chứng giống sốt xuất huyết nên dễ chẩn đoán nhầm và có khả năng gây ra đợt bùng phát mạnh.

Đăng ngày: 17/11/2020
Điều gì khiến bệnh lao trở thành kẻ giết người lây nhiễm rộng nhất thế giới?

Điều gì khiến bệnh lao trở thành kẻ giết người lây nhiễm rộng nhất thế giới?

Năm 2008, các nhà khảo cổ học đã khai quật hai bộ xương 9.000 năm tuổi và xương của họ bị nhiễm những vi khuẩn rất quen thuộc. Người Hy Lạp cổ gọi nó là Phthisis, người Inca gọi nó là Chaky Oncay…

Đăng ngày: 17/11/2020
Phát hiện mới: Tiếng ồn làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ ở người lớn tuổi

Phát hiện mới: Tiếng ồn làm tăng nguy cơ suy giảm trí tuệ ở người lớn tuổi

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người lớn tuổi sống trong khu vực nhiều tiếng ồn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh alzheimer và các dạng khác của chứng suy giảm trí tuệ cao hơn.

Đăng ngày: 17/11/2020
Cách tính khẩu phần ăn giúp giảm cân hiệu quả

Cách tính khẩu phần ăn giúp giảm cân hiệu quả

Chỉ với lòng bàn tay, chúng ta có thể tự xây dựng chế độ ăn lành mạnh mà không cần tính toán và cân đo quá chi tiết.

Đăng ngày: 16/11/2020
Nghiên cứu: Ăn đêm không khiến bạn tăng cân, đâu mới là thủ phạm thực sự?

Nghiên cứu: Ăn đêm không khiến bạn tăng cân, đâu mới là thủ phạm thực sự?

Tin vui dành cho những tín đồ thích ăn đêm mà vẫn muốn giảm cân: Một nghiên cứu mới đưa ra bằng chứng cho thấy thời gian bữa ăn không cản trở mục tiêu của bạn.

Đăng ngày: 15/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News